Vitamin K

Vitamin K là thuật ngữ chung cho một số hợp chất có liên quan đến hoạt tính vitamin K. Có hai dạng chính của vitamin K: vitamin K1 (phylloquinon) được tìm thấy trong thực phẩm từ thực vật và vitamin K2 (menaquinon) có nguồn gốc từ động vật và vi khuẩn. Vi khuẩn trong ruột người tổng hợp menaquinon, menaquinon có thể được hấp thu và đáp ứng một phần nhu cầu vitamin K.

Công thức cấu tạo của vitamin K

1. Chức năng

Đông máu

Vitamin K là một đồng yếu tố quan trọng trong việc sản xuất các protein liên quan đến con đường đông máu. Trong đó, một số protein đó thúc đẩy đông máu (các yếu tố II, VII, IX, X) và những protein khác làm chậm đông máu (protein C và S). Vì vậy, hoạt tính của vitamin K cân bằng 2 mặt đối lập của hệ thống đông máu.

Chuyển hóa xương

Vitamin K là đồng yếu tố trong việc tạo ra các protein cấu trúc và protein điều hòa trong xương. Osteocalcin có nhiều trong xương, là một protein phụ thuộc vitamin K, điều chỉnh quá trình chuyển hóa canxi và hoạt tính vitamin D tại vị trí chu chuyển xương.

2. Nguy cơ thiếu vitamin K

  • Cơ thể chỉ chứa khoảng 100g vitamin K, chủ yếu ở gan. Gan duy trì lượng dự trữ nhỏ này bằng cách “tái chế” vitamin K đã dùng và và sử dụng lại. Nếu gan bị tổn hại hoặc bệnh thì sự tái chế này bị suy giảm và làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin K.
  • Uống nhiều rượu sẽ làm suy yếu khả năng sản sinh các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K và tái sử dụng vitamin K của gan.
  • Nhiều loại thuốc làm suy yếu quá trình chuyển hóa vitamin K. Thuốc kháng sinh phổ rộng tiêu diệt các vi khuẩn ở đại tràng, đây là những vi khuẩn sản sinh ra vitamin K, do đó có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin K. Những thuốc làm suy yếu quá trình hấp thu chất béo (cholestyramin, một số thuốc kháng acid) có thể làm giảm hấp thu vitamin K. Thuốc chống đông máu coumarin đối kháng hoạt tính vitamin K trong gan. Phenytoin và salicylat cũng gây trở ngại cho sự chuyển hóa vitamin K.
  • Rối loạn kém hấp thu chất béo-bệnh gan hoặc mật mãn tính, tắc mật, bệnh crohn, hội chứng tiêu chảy (sprue), xơ nang, viêm tụy-làm giảm hấp thu vitamin K.
  • Trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ dễ bị chảy máu bất thường do thiếu vitamin K. Sữa mẹ có rất ít vitamin K và gan của trẻ sơ sinh thì chưa trưởng thành nên không thể tổng hợp được các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K một cách hiệu quả. Ngoài ra, do đại tràng của trẻ sơ sinh vô khuẩn trong những ngày đầu sau sinh nên không có sự tổng hợp vitamin K bởi vi khuẩn diễn ra trong đại tràng. Để giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt vitamin K, hầu hết trẻ sơ sinh sẽ được tiêm bắp vitamin K khi được sinh ra.

3. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu vitamin K

  • Chảy máu kéo dài, lượng máu nhỏ trong phân, và/hoặc dễ dàng bầm tím.
  • Quá trình khoáng hóa xương và/hoặc chuyển hóa xương bị suy yếu.

4. Nguồn thực phẩm chứa vitamin K dồi dào

Bảng các thực phẩm giàu vitamin K

Thực phẩm Khẩu phần

μg

Cải bó xôi 100g 415
Bông cải xanh 100g 175
Bắp cải xanh 100g 125
Gan bò 100g 92
Trà xanh 10g 71
Trứng 1 quả vừa 11
10g 3

5. Nhu cầu khuyến nghị vitamin K

Quá trình tổng hợp vitamin K của các vi khuẩn ở đại tràng có thể góp phần quan trọng trong nhu cầu vitamin K hàng ngày. Ở một số người, quá trình này có thể cung cấp lên đến một nửa lượng nhu cầu hàng ngày.

Bảng nhu cầu vitamin K được khuyến nghị (μg)

Dự phòng thiếu

UK RNI* (1991)

USA RDA** (1989)

Nam giới trưởng thành 1μg/kg trọng lượng cơ thể 60-80
Nữ giới trưởng thành*** 1μg/kg trọng lượng cơ thể 60-80

Liều điều trị

Werbach (1990)

30-100

30-100

Nam giới trưởng thành
Nữ giới trưởng thành***

*RNI: recommended nutrient intakes: nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.

**RDA: recommended dietary allowance: khẩu phần ăn khuyến nghị.

***Không bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú.

6. Sử dụng vitamin K

Bệnh xuất huyết của trẻ sơ sinh

Để không bị thiếu vitamin K, trẻ sơ sinh chỉ bú mẹ nên được bổ sung liều tiêm bắp vitamin K 1mg khi được sinh ra.

Loãng xương

Việc bổ sung vitamin K có thể giúp tăng cường sản sinh osteocalcin, tối ưu hóa quá trình chuyển hóa hoặc khoáng hóa xương và giúp ngăn ngừa/điều trị chứng loãng xương.

7. Độc tính

Độc tính do vitamin K (phylloquinon) gây ra không được báo cáo, thậm chí với liều 4000g/ngày. Menadion-một tiền chất khác của vitamin K-trước kia được sử dụng như một chất bổ sung cho trẻ sơ sinh, gây độc ngay ở liều thấp, gây thiếu máu và vàng da. Nó không còn được sử dụng như một dạng điều trị của vitamin K.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *