17 chất hóa học cần tránh trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (phần 2)

5. CHẤT NHUỘM NHỰA THAN

Tìm thấy P-phenylenediamine trong thuốc nhuộm tóc được xác định là “C.I” theo sau 5 chữ số trong các sản phẩm khác nhau, có khả năng gây ung thư và có thể bị nhiễm các kim loại nặng độc hại với não.

Tại sao được sử dụng? Màu có nguồn gốc từ nhựa than được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm, thường được xác định bởi chỉ số màu 5 số (C.I). Tên màu của Hoa Kỳ cũng có thể được liệt kê (“FD&C” hoặc “D&C” được theo sau với tên màu và số). P-phenylenediamine là một loại thuốc nhuộm nhựa than đặc biệt được dùng trong thuốc nhuộm tóc. Các thuốc nhuộm sẫm màu hơn có xu hướng chứa nhiều phenylenediamine hơn các màu sáng.

Mối nguy hại cho sức khỏe và môi trường: nhựa than là hỗn hợp của nhiều chất hóa học có nguồn gốc từ dầu mỏ, nhựa than được chấp nhận là chất gây ung thư và mối quan tâm chính với màu nhựa than (cho dù được sản xuất từ nhựa than hay tổng hợp) là khả năng gây ung thư của chúng. Những màu sắc này có thể cũng bị ô nhiễm với nồng độ thấp các kim loại nặng và một số được kết hợp với chất nền nhôm. Hợp chất nhôm và nhiều kim loại nặng thì độc với não. Một số màu không được phê chuẩn làm chất phụ gia thực phẩm nhưng chúng được sử dụng trong mỹ phẩm có thể bị tiêu hóa gián tiếp như son môi. (Trong hệ thống đặt tên màu của Hoa Kỳ, “FD&C” là màu được phê chuẩn bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho sử dụng thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm. Màu “D&C” không được phê chuẩn cho sử dụng trong thực phẩm).

P-phenylenediamine có liên quan đến các khối u trong các thử nghiệm được tiến hành bởi Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ. Một nghiên cứu tài liệu dịch tể học đã khẳng định sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sử dụng màu nhuộm tóc và sự phát triển của một vài loại ung thư mặc dù các tác giả kết luận rằng các bằng chứng không đầy đủ để xác định rằng thuốc nhuộm tóc gây ra ung thư. Một nghiên cứu riêng lẻ cho thấy rằng những phụ nữ sử dụng thuốc nhuộm tóc – đặc biệt trong thời gian dài- làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư hạch không Hodgkin (ung thư hệ bạch huyết). Tuy nhiên, có bằng chứng đối lập, với nghiên cứu khác cho thấy không có mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh ung thư và sử dụng thuốc nhuộm tóc. Cơ quan quốc tế về nghiên cứu trên ung thư do đó kết luận rằng sử dụng thuốc nhuộm tóc cá nhân hiện nay là không phân loại vào các chất gây ung thư trên người. Liên minh châu Âu phân loại p-phenylenediamine là chất độc (tiếp xúc với da do hít hay nuốt phải) và được coi là rất độc hại cho các tổ chức sinh vật dưới nước, lưu ý rằng nó có thể gây ra tác hại lâu dài trong môi trường nước.

Tình trạng pháp lý: một số thuốc nhuộm nhựa than bị cấm trong danh sách thành phần mỹ phẩm của bộ y tế Canada và Quy chế mỹ phẩm Canada cấm tất cả trừ 7 màu trang điểm mắt và trong các sản phẩm khác được sử dụng vùng mắt. Tuy nhiên, nhiều màu có nguồn gốc nhựa than vẫn còn được sử dụng rộng rãi trong các mỹ phẩm khác. Một số đã được đánh dấu để đánh giá trong tương lai theo kế hoạch quản lý các chất hóa học của chính phủ.

6. CÁC CHẤT BẢO QUẢN GIẢI PHÓNG FORMALDEHYDE

Được tìm thấy là DMDM hydantoin, diazolidinyl urea, methenamine hoặc quaternium-15. Được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm cho tóc, kem dưỡng ẩm…Formaldehyde gây ung thư.

Tại sao được sử dụng? Những chất phóng thích formaldehyde sử dụng như những chất bảo quản trong một loạt các loại mỹ phẩm. Ứng dụng công nghiệp khác của formaldehyde bao gồm sản xuất các nhựa sử dụng trong các sản phẩm gỗ, sàn vinyl và các loại nhựa khác và chất tẩy rửa bồn cầu. Trong khi formaldehyde tìm thấy trong môi trường tự nhiên ở nồng độ thấp thì sản xuất công nghiệp toàn cầu đứng đầu 21 triệu tấn mỗi năm.

Mối nguy hại đối với sức khỏe và môi trường: những thành phần này được quan tâm bởi vì chúng giải phóng chậm và liên tục một lượng nhỏ formaldehyde mà Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư đã phân loại là chất gây ung thư ở người.

Formaldehyde có thể thải ra từ các mỹ phẩm chứa những thành phần này và được hít vào (hầu hết các nghiên cứu về ung thư trên formaldehyde đã tập trung vào những nguy cơ từ việc hít này). Khí thải formaldehyde từ các sản phẩm xây dựng là mối quan tâm về chất lượng không khí trong nhà, và Bộ y tế Canada khuyến cáo việc giảm hoặc loại bỏ càng nhiều nguồn formaldehyde càng tốt. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng formaldehyde trong mỹ phẩm có thể cũng bị hấp thu qua da.

DMDM hydantoin và quaternium-15 có thể kích da và mắt và gây dị ứng ở nồng độ thấp. Bộ y tế và Môi trường Canada đã phân loại menthenamine và quaternium-15 là “ sự ưu tiên sức khỏe con người trung bình” và có thể tồn tại lâu trong môi trường. Chúng đã được đánh dấu để đánh giá trong tương lai theo kế hoạch quản lý hóa chất của chính phủ.

Tình trạng pháp lý: formaldehyde là một thành phần hạn chế trong mỹ phẩm ở Canada. Nó không được thêm vào ở nồng độ cao hơn 0,2% trong hầu hết các sản phẩm. Tuy nhiên, không có giới hạn nồng độ thấp của formaldehyde được giải phóng bởi DMDM hydantoin, diazolidinyl urea, imidazolidinyl urea, methenamine, quaternium-15 và sodium hydroxymethylglycinate.

Những quy định quốc tế mạnh hơn, theo Liên minh châu Âu, các chất bảo quản giải phóng formaldehyde trong mỹ phẩm phải được xác định trên nhãn sản phẩm với ghi chú “ có chứa formaldehyde” nếu nồng độ của formaldehyde trong sản phẩm vượt quá 0,05%.

7. CÁC CHẤT TẠO MÙI TỔNG HỢP

Được sử dụng rộng rãi ngay cả trong một số sản phẩm không có mùi (thường là thành phần cuối cùng). Hỗn hợp các hóa chất có thể gây dị ứng và hen suyễn. Một số liên quan đến ung thư và độc tính thần kinh. Một số có hại với cá và các động vật hoang dã khác.

Tại sao được sử dụng? Được sử dụng để tạo ra mùi hương dịu nhẹ. Thuật ngữ “hương liệu” hoặc “chất tạo mùi” trên danh sách thành phần mỹ phẩm thường ẩn dưới dạng hỗn hợp phức tạp của hàng chục chất hóa học. Khoảng 3000 chất hóa học được sử dụng như chất tạo mùi. Chất tạo mùi là một thành phần hiển nhiên trong nước hoa, và lăn khử mùi, nhưng nó được sử dụng gần như ở hầu hết các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Ngay cả các sản phẩm được bán với tên “không có chất tạo mùi”, “không mùi” thực tế có thể chứa chất tạo mùi cùng với chất che dấu mùi giúp ngăn ngừa não nhận thức mùi. Ngoài việc sử dụng trong mỹ phẩm, các chất tạo mùi được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm khác của người tiêu dùng, đặc biệt là chất tẩy rửa, chất làm mềm và các sản phẩm làm sạch.

Mối nguy hại đối với sức khỏe và môi trường: trong hàng ngàn các chất hóa học được sử dụng trong nước hoa, hầu hết chưa được thử nghiệm về độc tính, một mình hoặc kết hợp. Nhiều trong số những thành phần chưa được liệt kê là chất kích ứng và có thể gây dị ứng, đau nửa đầu và các triệu chứng hen suyễn. Một cuộc khảo sát của bệnh nhân hen tìm thấy nước hoa có thể gây lên cơn hen ở ¾ người. Cũng có bằng chứng cho thấy rằng tiếp xúc với nước hoa có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và thậm chí góp phần vào sự phát triển của bệnh hen ở trẻ nhỏ.

Những người có nhiều sự nhạy cảm hóa học (MCS) hoặc các bệnh liên quan đến môi trường có thể bị tổn thương với các loại nước hoa, liên quan đến cả sự phát triển của tình trạng này và gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể bị kích ứng da hoặc chảy nước mắt và chảy nước mũi. Các nhà nghiên cứu ở Anh đã báo cáo nước hoa là nguyên nhân gây dị ứng phổ biến thứ hai của bệnh nhân tại các bệnh viện da liễu. Ngoài ra, trong các thí nghiệm, các thành phần tạo mùi cá nhân có liên quan đến ung thư và độc tính thần kinh trong số các tác dụng có hại cho sức khỏe khác.

Xạ hương tổng hợp được sử dụng trong nước hoa là mối quan tâm đặc biệt từ khía cạnh sinh thái. Một số hợp chất xạ hương tồn tại lâu trong môi trường và tích lũy trong mô mỡ của các tổ chức sinh vật dưới nước. Mức đo được của xạ hương tổng hợp được tìm thấy ở các loại cá ở hồ Great và trong trầm tích đang ngày càng tăng. Môi trường Canada đã phân loại một vài xạ hương tổng hợp và các chất tồn tại lâu, tích lũy sinh học hoặc gây độc và một số khác là những chất cần xem xét trước tiên đối với sức khỏe con người.

Một số thành phần tạo mùi bản thân chúng không có tính tạo mùi nhưng lại tăng cường hiệu quả tạo mùi của các chất khác. Ví dụ, diethyl phthalate hoặc DEP được sử dụng rộng rãi trong các chất tạo mùi mỹ phẩm để làm cho mùi hương kéo dài. Các phthalate là các thành phần được chọn trong mỹ phẩm do chúng rẻ và linh hoạt. Tuy nhiên, chúng là các độc tố sinh sản và có thể can thiệp vào chức năng nội tiết tố.

Phân tích thí nghiệm các mẫu nước hoa bán chạy nhất đã xác định mức trung bình của 14 chất hóa học cho mỗi sản phẩm mà không được liệt kê trên nhãn, gồm có nhiều chất hóa học có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc can thiệp vào chức năng nội tiết tố.

Tình trạng pháp lý: các công thức mùi hương được xem là bí mật thương mại vì vậy nhà sản xuất không cần thiết phải công bố các chất hóa học tạo mùi trên danh sách các thành phần. Bộ môi trường Canada đang đánh giá một loại xạ hương tổng hợp (moskene) trong kế hoạch quản lý hóa chất của chính phủ và đã đánh dấu một vài chất khác để đánh giá trong tương lai. Bộ y tế Canada vừa công bố những quy định cấm 6 phthalate trong các đồ chơi trẻ em (bao gồm DEP) nhưng việc sử dụng DEP trong mỹ phẩm là không hạn chế.

Những quy định quốc tế mạnh hơn, Liên minh châu Âu hạn chế sử dụng nhiều thành phần tạo mùi, bao gồm 2 xạ hương phổ biến (nitromusks) và yêu cầu có nhãn cảnh báo trên các sản phẩm nếu chúng chứa bất kỳ chất nào trong 26 chất gây dị ứng phổ biến được sử dụng như chất tạo mùi mỹ phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *