Sữa tắm

 

Điều quan trọng nhất khi vệ sinh da là phải làm sạch bụi bẩn trên bề mặt da đồng thời duy trì da ở tình trạng sạch hoàn toàn. Các sản phẩm làm sạch đều được sử dụng với mục đích này. Xà phòng dạng rắn có lịch sử lâu đời nhất, là một dạng tẩy rửa thông thường và vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến hiện nay để làm sạch cơ thể khi tắm do nó có chi phí thấp và đem lại cảm giác thoải mái sau khi tắm. Tuy nhiên, do lối sống thay đổi nên nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, họ không chỉ mong muốn một sản phẩm đơn thuần chỉ có chức năng làm sạch mà còn mong muốn nhiều hơn thế nữa.

Ở châu Âu và Hoa Kỳ, một sản phẩm được biết đến với tên “bubble bath” (là một chất làm cho nước tắm sủi bọt và có mùi thơm) được đổ trực tiếp vào bồn tắm để tạo bọt, đã được sử dụng trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, do sự khác biệt về phong tục giữa các quốc gia nên “bubble bath” không phổ biến ở Nhật, một sản phẩm mới ra đời dưới dạng “sữa tắm” đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Sữa tắm tạo ra nhiều bọt hơn xà phòng đặc, có mùi hương thu hút hơn và được ưa thích hơn khi sử dụng. Vào đầu những năm 1970 khi sữa tắm lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật, là một dạng biến thể của “bubble bath”, nó đã có một vị trí vững chắc trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Do tồn tại ở dạng lỏng nên các sản phẩm sữa tắm dễ dàng sử dụng hơn so với xà phòng dạng rắn thông thường.

CÁC CHỨC NĂNG CẦN CÓ CỦA SỮA TẮM

Đặc tính tạo bọt

Một sản phẩm sữa tắm đòi hỏi phải có thuộc tính làm sạch một vùng rộng lớn của toàn bộ bề mặt cơ thể đồng thời phải tạo bọt dễ chịu khi sử dụng, do đó nó cần phải có khả năng tạo bọt cao và tạo ra bọt dạng mịn, mềm và bền.

Sinh lý da và đặc tính làm sạch

Sữa tắm có chức năng làm sạch da trên nhiều phần khác nhau của cơ thể vì vậy đặc điểm sinh lý da của cơ thể phải tương thích với các sản phẩm này. So với vùng mặt, những phần còn lại trên cơ thể không sản xuất ra nhiều bã nhờn hay mồ hôi nhưng luôn có những tuyến mồ hôi apocrine tiết ra mùi cơ thể, sinh ra các chất ở những vùng nhiều lông.

Các lipid hiện diện ở những vùng da khỏe, được hình thành trong lớp sừng, như cholesterol và các ceramide, đồng thời các lipid cũng được tiết ra ở các tuyến bã nhờn như squalene, các triglycerid và các acid béo. Những lipid này hình thành một lớp màng bã nhờn trên da để bảo vệ da khỏi những tác động của môi trường. Tuy nhiên, sau khi tiết, nó bị bụi bẩn bám vào, sau đó bị phân hủy bởi các vi khuẩn bề mặt da và bị oxy hóa, sản sinh ra các chất bẩn và do đó cần phải được làm sạch khỏi bề mặt da. Bên cạnh đó, các lipid này cũng bị chuyển đổi thành các peroxid lipid gây kích ứng do bởi tác động của bức xạ cực tím.

Lớp sừng bảo vệ cơ thể từ những tác động bên ngoài, đồng thời các tế bào của nó được chuyển hóa và cuối cùng được bong tróc ra, tuy nhiên đôi khi chúng vẫn còn tồn tại trên da cùng với bã nhờn và bụi bẩn trong một thời gian dài, góp phần tạo ra môi trường sinh sản thuận lợi cho các vi khuẩn gây ra các bệnh về da. Bên cạnh đó, sau khi nước bốc hơi từ mồ hôi do các tuyến mồ hôi tiết ra cũng sẽ để lại muối và ure trên bề mặt da và gây kích ứng da.

Nếu các lipid tiết ra bởi các tuyến bã nhờn được loại bỏ bằng cách làm sạch thì chúng sẽ được thay thế trong một khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên đối với các lipid hình thành từ lớp sừng thì phải mất rất lâu mới được thay thế mới. Hơn nữa, do các lipid lớp sừng có chức năng hàng rào bảo vệ, chức năng duy trì độ ẩm và góp phần kết dính giữa các tế bào sừng với nhau nên việc sử dụng các sản phẩm có các tác nhân tẩy rửa thâm nhập vào lớp sừng và cuốn trôi đi các lipid này không phải là mục đích cần hướng tới.

Do đó, sữa tắm nên có hoạt tính làm sạch chọn lọc để giữ lại các lipid gian bào ở lớp sừng càng nhiều càng tốt, đồng thời, ure, muối, các lipid phân hủy, các bụi bẩn phân tán trên da cần được loại bỏ một cách hiệu quả và sự lan truyền các vi khuẩn cũng như sự hình thành các chất gây kích ứng cần được ngăn chặn.

Lớp sừng trên da ở người khỏe mạnh có độ ẩm từ 10-20%, giúp tạo ra độ linh động và đàn hồi cho da. Độ ẩm này được duy trì thông qua lớp màng bã nhờn, các lipid gian bào lớp sừng và các yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên (NMFs). NMFs bao gồm các chất như các amino acid tự do, acid pyrrolidone carboxylic và các muối của acid lactic. Đây là các yếu tố cần thiết không nên được loại bỏ khi tắm.

Do đó, các loại sữa tắm nên được thiết kế sao cho chúng không làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý tự nhiên của da và chỉ có tác động loại bỏ các bụi bẩn trên bề mặt da.

CÁC DẠNG SỮA TẮM

Sữa tắm có thể được chia thành dạng trong và dạng đục. Về mặt công thức bào chế, chúng có thể được phân thành 3 dạng: dạng kiềm có xà phòng béo là thành phần chính (soap-type), dạng acid yếu có các chất hoạt động bề mặt tổng hợp là thành phần chính (syndet-type) và dạng trung tính chứa xà phòng béo và các chất hoạt động bề mặt tổng hợp (dạng kết hợp).

CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TRONG SỮA TẮM

Các thành phần tạo bọt

Các thành phần tạo bọt sử dụng trong sữa tắm nên tạo ra dạng bọt mịn, bền, đủ lượng và hiệu quả để làm sạch toàn bộ cơ thể và ít gây kích ứng da. Các thành phần tạo bọt đã được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay là các chất diện hoạt anion như xà phòng acid béo, các alkyl sulfate, các alkyl ether sulfate và các a-olefin sulfonate, bên cạnh đó các thành phần cùng loại như vậy như các N-acyl-methyl taurate, các acylsarcosinate, các alkyl sulfosuccinate, các N-acyl-L-glutamate, các acylisethionate và các mono-alkyl phosphate cũng đã được sử dụng để gia tăng độ an toàn và hiệu quả sản phẩm.

Sữa tắm chứa các chất diện hoạt làm thành phần chính thường khó rửa và gây ra cảm giác nhớt rít, do đó hầu hết sữa tắm thường chứa xà phòng acid béo hoặc kết hợp giữa các chất diện hoạt và xà phòng để khắc phục tình trạng này.

Các chất hoạt hóa

Sử dụng một lượng thích hợp các chất diện hoạt không ion hoặc lưỡng tính kết hợp với các thành phần chính giúp gia tăng khả năng tạo bọt, cải thiện chất lượng bọt, tạo ra cảm giác dễ chịu khi sử dụng. Những chất diện hoạt không ion điển hình được sử dụng làm thành phần hoạt hóa trong sữa tắm là các acid béo alkylolamide và các oxit amine. Các chất diện hoạt lưỡng tính được sử dụng là alkyl betaine và các dạng imidazolinium betaine.

Các chất diện hoạt không ion và lưỡng tính được sử dụng trong nhiều loại sữa tắm bởi vì chúng giúp làm giảm tính kích ứng của các thành phần chính trong sản phẩm.

Các chất ổn định

Các chất diện hoạt có nồng độ cao trong nhiều loại sữa tắm bởi vì vùng bề mặt lớn trên da cần phải được làm sạch, đồng thời cũng đòi hỏi các tác nhân tạo bọt phải hoạt động hiệu quả. Do đó, cần thiết phải sử dụng các chất ổn định trong các công thức để duy trì trạng thái lỏng ở nhiệt độ thấp và ngăn chặn các dạng sữa tắm trong suốt bị làm đục.

Mục đích này có thể đạt được thông qua việc lựa chọn các ion đối và sử dụng các polyol cũng như các acid béo alkylolamide. Ethanol và các loại paraben khác nhau được sử dụng giúp chống lại các tổ chức vi sinh vật, đồng thời dibutylhydroxytoluene và các dạng vitamin E khác nhau cũng được sử dụng như những chất ổn định giúp chống lại quá trình oxy hóa có thể xảy ra trong sản phẩm dưới các tác động của môi trường bên ngoài.

CÁC CÔNG THỨC TIÊU BIỂU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *