Sự khác biệt về cấu trúc lỏng và rắn của dầu

Chất béo, dầu, sáp và bơ là những thành phần tự nhiên thường dùng để cải thiện vẻ ngoài và cảm giác khi sử dụng trên da hay tóc, tạo độ bóng mịn, suông mượt và chống lại những ảnh hưởng tiêu cực khi độ ẩm môi trường xuống thấp.

Những cấu trúc dầu khác nhau

Một điều khá thú vị về những nguyên liệu này là tại sao một số loại như dầu dừa và dầu cọ cao lại ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng trong khi dầu ôliu hay dầu hạt hướng dương lại ở dạng lỏng. Cách giải thích nằm ở cấu trúc phân tử của hợp chất cấu thành những nguyên liệu này. Điều quan trọng đầu tiên cần hiểu là dầu, bơ, sáp và chất béo đều là hỗn hợp của những loại phân tử khác nhau gồm những acid béo và triglycerid, và chính những tỉ lệ phối hợp này làm tạo nên những đặc tính và hiệu ứng riêng cho loại nguyên liệu đó.

Thành phần của dầu và chất béo

Triglycerid

Những hợp chất này là triester của glycerin và 3 acid béo. Ở thực vật, những acid béo này có số lượng carbon từ 5 đến 20.

Acid béo

Những acid béo bão hòa là những acid béo có đầy đủ số lượng nguyên tử hydro trong công thức và không còn chứa bất kỳ liên kết đôi nào. Những acid béo chưa bão hòa là những acid béo còn chứa liên kết đôi giữa các nguyên tử carbon trong công thức. Sự hiện diện của các liên kết đôi này quyết định thể chất lỏng hay rắn ở nhiệt độ phòng của hợp chất.

Lỏng hay rắn?

Đặc điểm quyết định thể chất lỏng hay rắn ở nhiệt độ phòng tùy thuộc vào khả năng xếp chặt của những phân tử xung quanh nhau và lực Van der Waals. Dầu hoặc chất béo chủ yếu gồm những acid béo bão hòa rất dễ bao quanh nhau tạo được cấu trúc chắc chắn, điều này làm cho chúng tồn tại dạng rắn.

Dầu dừa có thành phần chủ yếu là các acid béo bão hòa C12, C14, C16 và chỉ có khoảng 7% acid béo chưa bão hòa. Dầu cọ cao chứa khoảng 14% acid béo chưa bão hòa.

Với những nguyên liệu lỏng ở nhiệt độ phòng, nồng độ acid béo chưa bão hòa chiếm tỉ lệ cao hơn do những phân tử không thể xếp chồng lên nhau dễ dàng. Những liên kết đôi làm cho phân tử bị bẻ cong lại và có khuynh hướng trượt lên nhau nhiều hơn, biểu hiển ra bên ngoài là dung dịch có dạng lỏng.

Những nguyên liệu như dầu hạt hướng dương gồm 68% acid béo chưa bão hòa nên sẽ tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Dầu oliu có 90% acid béo chưa bão hòa nên tồn tại ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng. Nhìn chung thì càng có nhiều liên kết đôi trong hỗn hợp các acid béo, nhiệt độ hóa rắn sẽ càng thấp.

Kết luận

Những thành phần ở dạng lỏng khi ở nhiệt độ phòng thường chứa nồng độ cao các acid béo chưa bão hòa và ngược lại những thành phần ở dạng rắn thì nồng độ chưa bão hòa sẽ thấp hơn, cần được bào chế ở nhiệt độ cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *