SẮT Tháng Một 30, 2018RD Người nam trưởng thành có trung bình khoảng 3,8g sắt còn ở người nữ trưởng thành trung bình 2,3g. Khoảng 2/3 lượng sắt trong cơ thể ở dạng chức năng (functional form) vận chuyển trong máu như hemoglobin và trong các tế bào cơ như myoglobin. Phần còn lại được dự trữ, chủ yếu trong tủy xương và gan. Do sắt là một chất oxy hóa mạnh và có khả năng gây hại nên dạng lưu trữ và vận chuyển gắn kết cẩn thận với các protein bảo vệ và được các chất chống oxy hóa bao quanh (Because iron is a powerful oxidant and potentially harmful, it is stored and transported carefully bound to protective proteins and surrounded by antioxidants). 1. Chức năng Vận chuyển oxy Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy từ phổi đến mô, 60% sắt trong cơ thể có trong hồng cầu như hemoglobin. Chức năng cơ bắp Khoảng 10% sắt trong cơ thể dưới dạng myoglobin trong tế bào cơ. Myoglobin chứa oxy trong tế bào cơ và giải phóng nó để cung cấp năng lượng trong các hoạt động thể chất. Sản sinh năng lượng Sắt là một phần thiết yếu của cytochrom ty lạp thể đóng vai trò như một chất mang điện tử trong quá trình sản xuất năng lượng như adenosin triphosphat (ATP) (Iron is an essential part of the mitochondrial cytochromes that serve as electron carriers in the production of energy as adenosine triphosphate (ATP)). Chức năng enzym Sắt là một đống yếu tố thiết yếu trong một số hệ enzym quan trọng như hệ thống cytochrom P450 trong gan phân hủy các hóa chất và chất độc, cũng nhưng các catalaz và peroxidaz chống oxy hóa chống lại các gốc tự do. Các enzym chứa sắt khác đóng vai trò trong quá trình sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não và hormon tuyến giáp. 2. Nguy cơ thiếu sắt Thiếu sắt là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất và đặc biệt phổ biên ở phụ nữ và trẻ em. Người ta ước tính khoảng 50-70% phụ nữ trẻ và khỏe mạnh cũng như khoảng 6-10% trẻ em bị thiếu hụt sắt. Giai đoạn đang phát triển tăng nhu cầu sắt. Nhu cầu sắt trong giai đoạn mang thai tăng gấp đôi. Chế độ ăn uống nghèo sắt là nguyên nhân phổ biến gây ra thiếu hụt sắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (sữa có rất ít sắt) và ở người ăn chay. Sinh khả dụng của sắt có trong khẩu phần ăn từ thực vật rất thấp. Uống nhiều cà phê hay trà cùng với bữa ăn có thể làm giảm đáng kể sự hấp thu sắt. Các bệnh dạ dày như viêm dạ dày tá tràng (thường gặp ở người già), phẫu thuật dạ dày hay sử dụng thuốc kháng acid kéo dài làm giảm tiết acid dạ dày, do đó làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Chảy máu nặng trong kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân phổ biến gây thiếu sắt ở phụ nữ. Mất máu lượng it và kéo dài trong đường tiêu hóa có thể không được theo dõi nhưng dần dần có thể sẽ dẫn đến thiếu sắt, gặp trong bệnh trĩ, loét nhỏ, kích ứng bởi aspirin và các NSAID khác, sử dụng steroid hay uống nhiều rượu. Hiến máu thường xuyên cũng có thể gây thiếu sắt. Bệnh mãn tính làm giảm khả năng huy động sắt dự trữ, do đó làm giảm cung cấp sắt cho tủy xương để tổng hợp hemoglobin. Thiếu vitamin A, vitamin B6 và đồng làm giảm khả năng huy động và vận chuyển sắt dự trữ trong cơ thể. Thiếu sắt thường gặp ở những người chạy bộ đường dài và bơi lội, dường như đó là kết quả do tăng quá trình chu chuyển và thất thoát sắt ra khỏi đường tiêu hóa. 3. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu sắt Thiếu máu, xao xanh, da khô, tóc dễ gãy rụng, móng yếu và lõm. Mệt mỏi, yếu, thiếu năng lượng. Chán ăn. Không có khả năng duy trì độ ấm của cơ thể khi tiếp xúc với lạnh. Suy giảm trí nhớ và giảm tập trung. Suy giảm sự phát triển trí não và vận động ở trẻ nhỏ. Viêm niêm mạc miệng. Dễ bị nhiễm trùng. Tăng khả năng hấp thu và nhiễm chì và cadmi từ môi trường. Ở vận động viên: giảm hiệu suất, dễ mệt mỏi, tăng sản xuất acid lactic trong cơ và chuột rút cơ. Tăng nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. 4. Nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào Bảng các thực phẩm giàu sắt Thực phẩm Khẩu phần (g) mg Gan heo 100 20 Hàu 100 13 Bột đậu nành, hạt kê 100 9 Gan bò, bê 100 7-8 Đậu lăng 100 7 Đậu trắng 100 6 Bột yến mạch, lúa mạch đen 100 5 Gạo nguyên chất, mơ và sung khô 100 3-4 Thịt (bò, bê, heo, gà), trứng, bánh mì từ lúa mì nguyên chất, cà rốt, bí xanh, chà là khô 100 2 Sinh khả dụng của sắt từ các thực phẩm rất khác nhau, từ ít hơn 2% trong một số thực phẩm từ thực vật, 15-20% từ thịt, khoảng 50% ở sữa mẹ. Sắt được hấp thu kém từ thực phẩm giàu phytat, chẳng hạn như trong rau bina và đậu lăng. Nó được hấp thu tốt hơn ở cà rốt, khoai tây, đậu nành và bông cải xanh. Sự hấp thu sắt cao nhất từ bữa ăn gồm thịt, gia cầm hoặc cá. Vitamin C là một chất kích thích hấp thu sắt và khi thực phẩm giàu vitamin C được kết hợp ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C thì sinh khả dụng của sắt sẽ tăng đáng kể. 5. Nhu cầu khuyến nghị sắt Bảng nhu cầu kali được khuyến nghị (mg) Dự phòng thiếu UK RNI* (1991) USA RDA** (1989) Nam giới trưởng thành 8,7 10 Nữ giới trưởng thành*** 8,7-14,8 10-15 Liều điều trị Werbach (1990/99) 10-200 10-200 Nam giới trưởng thành Nữ giới trưởng thành*** *RNI: recommended nutrition intakes: lượng dùng khuyến cáo hằng ngày. **RDA: recommeded dietary allowance: lượng tiêu thụ khuyến nghị. ***Không bao gồm phụ nữ có thai và cho con bú Khi dùng giữa các bữa ăn thì các chất bổ sung sắt được hấp thu tốt gấp 2 lần. Giảm hấp thu khi sử dụng chung với trà, cà phê hay sữa và tăng hấp thu khi dùng sắt chung với nước trái cây hoặc chất bổ sung vitamin C. Các chế phẩm phóng thích chậm có thể làm giảm phản ứng phụ ở đường tiêu hóa (như đau bụng, buồn nôn). Sự hấp thư sắt từ các chế phẩm multimineral sẽ bị suy giảm nếu chế phẩm đó chưa một lượng lớn canxi (>250mg). 6. Sử dụng sắt trong điều trị và phòng ngừa Thiếu máu Bổ sung sắt liều cao cùng với vitamin C được sử dụng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt. Mệt mỏi và thiếu năng lượng Sự thiếu hụt sắt từ vừa đến nặng gây ra những dấu hiệu thiếu máu. Tuy nhiên, thiếu sắt mãn tính cận lâm sàng (giảm dự trữ sắt) không có dấu hiệu thiếu máu lại phổ biến hơn. Nó gây ra những triệu chứng không đặc hiệu như mệt mỏi, thiếu năng lượng, đau đầu và khó tập trung. Bổ sung sắt cùng với vitamin C có thể cải thiện được nguồn dự trữ sắt và có thể xóa bỏ những triệu chứng. Thiếu tập trung Nhiễm trùng Nhiễm trùng hồi quy (như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai thường xuyên) có thể là dấu hiệu của sự giảm khả năng miễn dịch do thiếu sắt. Phụ nữ mang thai Luyện tập thể thao Thường xuyên bơi lội hay chạy đường dài dẫn đến giảm nguồn dự trữ sắt và giảm hiệu suất. Bổ sung sắt sẽ làm tăng khả năng chịu đựng và tiêu thụ oxy một cách tối đa. 7. Độc tính Ngộ độc sắt cấp tính ở trẻ nhỏ có thể gây tử vong. Liều gây chết người: 2-2,5g/10kg ở trẻ em, Các chất bổ sung sắt phải để xa tầm tay trẻ em. Để điều trị thiếu máu, liều sắt cao từ 30-60mg/ngày. Khi dạ dày rỗng, bổ sung sắt có thể gây đau bụng, buồn nôn và nôn. Sắt là một chất oxy hóa mạnh, tình trạng thừa sắt có thể gây tổn thương. Ở gan, nó gây tổn thương và viêm mãn tính, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Thừa sắt cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Việc kiểm tra thừa sắt theo di truyền (hereditary hemochromatosis-HH) bằng cách đo độ bão hòa transferrin có thể phát hiện ra rối loạn này trước khi các dấu hiệu lâm sàng của tình trạng thừa sắt xuất hiện.