Sản phẩm vệ sinh da dạng thỏi (Phần 2)

 

Xà phòng trong

Có nhiều loại xà phòng trong và bán trong. Xà phòng trong xuất hiện sớm nhất từ ý tưởng cho thêm thành phần rosin glycerin, được phát triển bởi Andrew Pear vào năm 1789. Thành phần công thức bao gồm: sodium palmitate, rosin tự nhiên, glycerin, nước, chiết xuất hương thảo, chiết xuất nguyệt quế và mùi hương. Phương pháp bào chế của Pear vẫn được ứng dụng đến ngày nay như sau: hòa tan các nguyên liệu thô và thành phần phụ gia trong cồn, đổ khuôn. Tiếp đến là giai đoạn bốc hơi cồn kết hợp làm khô.

Một dạng xà phòng trong khác được giới thiệu vào năm 1955 bởi Neutrogena dược trên bằng sáng chế của Belgian, một nhà hóa học mỹ phẩm. Công thức độc đáo của ông nhờ có thành phần triethanolamine thay thế cho gốc ion natri, các acid béo từ 12-18 carbon, glycerin, nước, và các thành phần phụ gia như lanolin và hương thơm. Triethanolamine tạo nên pH trong khoảng 8-9, thấp hơn so với khi sử dụng muối của natri.

Xà phòng kháng khuẩn và xà phòng khử mùi

Xà phòng kháng khuẩn là một phân khúc xà phòng lớn trên thị trường. Đây chủ yếu là dạng xà phòng cơ bản có bổ sung thêm các thành phần kháng khuẩn, khử mùi. Dạng xà phòng này cần được tiến hành các test thử nghiệm để chứng minh khả năng kháng khuẩn.

Thỏi Syndet

Thỏi syndet xâm nhập thị trường Mỹ vào năm 1954 dưới tên thương mại Dove bar. Thành phần chất diện hoạt của Dove bar là acyl isethionate kết hợp với acid stearic. Sự kết hợp này đem lại tác động kép, vừa duy trì được hình thể vật lý của thỏi, vừa có tác dụng dưỡng ẩm cho da. Acid stearic có thể chiếm đến ¼ khối lượng thỏi. Sau khi công thức bản quyền được công bố, hàng loạt các sản phẩm tương tự của các hãng như Caress, Olay, Centaphil và Aveeno ra đời.

Tác động của xà phòng da đến chức năng da.

Vệ sinh da với xà phòng thỏi giúp loại bỏ hiệu quả các thành phần bụi bẩn và vi khuẩn, hạn chế quá trình lây lan bệnh tật. Tuy nhiên, việc lạm dụng xà phòng hoặc sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của làn da.

Tương tác giữa chất diện hoạt với lớp sừng

Lớp sừng là lớp màng ngoài cùng của da, đóng vai trò bảo vệ da hiệu quả trước các tác nhân hóa học và vi sinh vật. Chức năng lớp sừng bị mất đi trong những trường hợp vết thương hở, bệnh ngoài da, bệnh di truyền,…Vì vệ sinh da là hoạt động thường ngày nhằm giữ vệ sinh cơ thể, nên các thành phần chất diện hoạt trong các sản phẩm tẩy rửa ảnh hưởng nhiều đến chức năng làn da. Chất diện hoạt khiến da trở nên khô và dễ kích ứng.. Số lượng nhóm chức carboxyl càng cao, khả năng chất diện hoạt bám vào các thành phần protein lớp sừng càng lớn, ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ da của lớp sừng, khiến da trở nên khô và tróc vảy.

Bên cạnh đó, chất diện hoạt còn ảnh hưởng đến chức năng của lớp màng lipid kép trên da, thúc đẩy hiện tượng mất nước xuyên biểu bì, suy giảm tính toàn vẹn bề mặt da, tạo điều kiện cho các tác nhân hóa học và sinh học xâm nhập vào da. Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí thấp hoặc tiếp xúc lâu với gió mạnh khiến da càng thêm khô. Việc cân bằng hàm lượng acid béo chuổi C12-14 dễ tan và chuổi C16-18 khó tan giúp phần nào khắc phục những tác động tiêu cực của xà phòng đối với da. Lượng acid dễ tan càng cao, tác động gây khô da càng lớn. Xà phòng béo êm dịu với da nhất, kế đến là xà phòng có chứa thành phần triethanolamine và glycerol.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *