Mỹ phẩm và những thành phần chính

 

GIỚI THIỆU

Mỹ phẩm là những sản phẩm được thiết kế nhằm làm sạch, bảo vệ hay cải thiện một số tình trạng trên cơ thể bạn

Một số thành phần chính thường xuất hiện trong mỹ phẩm như là nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất giữ ẩm, phẩm màu và mùi hương.

Các thành phần có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo, nhưng bất cứ các ảnh hưởng nào lên sức khỏe đều phụ thuộc chính vào nguyên liệu làm ra chúng.

Liều lượng của các chất hóa học trong mỹ phẩm đều đã được cân nhắc sao cho nguy cơ đến sức khỏe là thấp nhất

Tại Úc, mỹ phẩm và các thành phần của chúng được quy định rất nghiêm bởi một số cơ quan chính phủ.

Mỹ phẩm không phải là một phát minh hiện đại. Con người đã biết sử dụng rất nhiều chất để cải thiện vẻ bề ngoài và làm cho nó nổi bật cách đây khoảng 10,000 năm hoặc hơn.

Phụ nữ thời Ai Cập cổ đã biết sử dụng Kohl, một hợp chất chứa bột Chì sulphid để kẻ mí mắt và Cleopatra để tắm cùng với sữa để da trắng mịn hơn. 3000 năm trước Công nguyên đàn ông và phụ nữ Trung Quốc đã bắt đầu biết nhuộm móng tay của họ với phẩm màu phân biệt theo tầng lớp trong xã hội, trong khi phụ nữ Hy Lạp sử dụng Chì carbonat (PbCO3) để làm trắng da. Đất sét được trộn vào bột làm mỹ phẩm trong truyền thống người Châu Phi và thổ dân Úc vẫn sử dụng bột đá và khoáng chất để vẽ lên người trong các dịp lễ hội.

Ngày nay, mỹ phẩm đã trở thành một ngành thương mại lớn. Theo khảo sát về chi tiêu trong gia đình năm 2011 của Cục thống kê Úc được thực hiện trong 5 năm thì người dân Úc mỗi năm tiêu khoảng 4,5 tỷ đô la cho các đồ dùng trong nhà và mỹ phẩm mỗi năm. Các quảng cáo về mỹ phẩm trước đây thwuofng tập trung vào phụ nữ nhưng nay đã phổ biến đến nhiều đối tượng hơn.

MỸ PHẨM LÀ GÌ?

Tại Úc, một mỹ phẩm được định nghĩa theo ngành Công nghiệp hóa chất (Thông báo và đánh giá) vào năm 1989 là một hợp chất hoặc một dạng bào chế được điều chế sử dụng trên bất cứ bộ phận nào ngoài cơ thể (bao gồm cả miệng và răng). Chúng ta sử dụng mỹ phẩm để làm sạch, tạo mùi thơm, bảo vệ và cải thiện vẻ bề ngoài của cơ thể hoặc thay đổi mùi của nó. Ngược lại, các sản phẩm với mục đích thay đổi quy trình hoặc ngăn ngừa, chẩn đoán, chữa trị bất cứ loại bệnh tật hoặc khuyết điểm được gọi là các sản phẩm điều trị. Sự phân biệt này nghĩa là dầu gội đầu và chất khử mùi được xếp vào danh mục mỹ phẩm trong khi dầu gội đầu trị gàu và sản phẩm ngăn tiết mồ hôi được xếp vào các sản phẩm điều trị.

Quy định và an toàn

Tại Úc, việc sản xuất và sử dụng hóa chất cả trong mỹ phẩm đều rất được xem trọng, tất cả sẽ được quản lý bởi Cục công nghiệp hóa chất quốc gia Úc (NICNAS). NICNAS hoạt động để đảm bảo là các hóa chất sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đáng ghi nhận cho người sử dụng hoặc cho môi trường.

Trong trường hợp mỹ phẩm, mỗi thành phần trong sản phẩm đều phải được đánh giá khoa học và chấp thuận bởi NICNAS trước khi sản xuất hoặc nhập khẩu vào Úc và trước khi chúng được sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng. NICNAS sẽ công bố giới hạn nồng độ mà các hóa chất được sử dụng trong một sản phẩm và cũng hướng dẫn đánh giá khi có một bằng chứng mới được công bố.

Những mỹ phẩm được bổ sung mục tiêu điều trị (như là sản phẩm dưỡng ẩm đồng thời giúp làm trắng da) sẽ được quy định bởi một tổ chức khác là Cụ quản lý các sản phẩm điều trị (TGA).

Mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác cũng phải làm nhãn theo quy định của Nghị định thi hành thương mại năm 1991. Nghị định này yêu cầu tất cả các thành phần trong sản phẩm phải được liệt kê trên nhãn và được thi hành bởi Ủy ban người tiêu dùng Úc(ACCC).

Nhãn thành phần

Cũng như ngành thực phẩm, ngành công nghiệp mỹ phẩm cũng là đối tượng bắt buộc có nhãn sản phẩm được quy định bới chính phủ Úc. Thành phần trong sản phẩm phải được liệt kê trong bao bì, trên sản phẩm hoặc bằng những cách khác để người tiêu dùng có thể đọc được. Cũng như nhãn thực phẩm , các thành phần được liệt kê giảm dần theo khối lượng hoặc dung tích. Mục tiêu của việc bắt buộc làm nhãn thành phần là để người tiêu dùng có thể nhận biết được các thành phần mà họ bị dị ứng hoặc họ có thể so sánh với các sản phẩm khác có cùng tác dụng.

Các sản phẩm được phân loại là sản phẩm điều trị chứ không phải mỹ phẩm khi chúng có mục đích điều trị bệnh hoặc cải thiện quá trình nào đó của cơ thể. Các sản phẩm điều trị có yêu cầu khác về nhãn sản phẩm. Không như mỹ phẩm, họ chỉ cần liệt kê các thành phần có hoạt tính và bất cứ thành phần nào được cho là có nguy cơ gây tác dụng phụ trên một số người. Các sản phẩm ức chế tiết mồ hôi và trị gàu thuộc danh sách này. Mỹ phẩm không bị yêu cầu chứng minh tác dụng của chúng một cách khoa học như là các sản phẩm điều trị. Các tác dụng của chúng thường được các nhà sản xuất viết dưới dạng “có thể giảm các nếp nhăn”. Chính vì vậy mà người tiêu dùng cần biết rằng rất nhiều mục tiêu của mỹ phẩm không hề được chứng minh khoa học.

A range of beauty products

MỸ PHẨM THƯỜNG CHỨA NHỮNG GÌ?

Hiện nay, có hàng ngàn lại mỹ phẩm khác nhau trên thị trường, tất cả chúng đều có cách phối hợp thành phần khác nhau. Riêng tại Mỹ đã có khoảng 12,500 loại hóa chất được cho phép sử dụng trong sản xuất các sản phẩm chăm sóc cơ thể.

Một sản phẩm có thể chứ từ 15 đến 50 thành phần. Một ngày mỗi phụ nữ có thể sử dụng từ 9-15 sản phẩm chăm sóc cơ thể, nếu tính luôn nước hoa, mỗi ngày có khoảng 515 chất hóa học tiếp xúc với da họ thông qua việc sử dụng mỹ phẩm.

Nhưng chính xác là chúng ta đã đưa những gì lên da mình? Những cái tên dài trên nhãn thành phần có nghĩa là gì và nó có tác dụng như thế nào? Mặc dù mỗi sản phẩm đều có công thức khác nhau, nhưng hầu như các mỹ phẩm chứa những thành phần thông dụng sau: nước, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm đặc, chất làm mềm da, phẩm màu, mùi hương và chất ổn định pH.

Nước

Nếu sản phẩm của bạn đựng trong chai, rất có khả năng là thành phần đầu tiên trong list sẽ là nước. H2O là dạng nước cơ bản xuất hiện hầu như trong tất cả các mỹ phẩm bao gồm kem, lotion, makeup, lăn khử mùi, dầu gội đầu và dầu xả. Nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình bào chế, như là một chất hòa tan, hòa tan các thành phần khác và giúp đồng nhất nhũ tương.

Nước được sử dụng trong mỹ phẩm không giống như nước mà bạn sử dụng từ vòi hàng ngày. Nó phải là nước siêu tinh khiết nghĩa là không có vi khuẩn, chất độc hoặc các chất ô nhiễm khác. Bởi lý do đó mà trên nhãn chúng ta thường thấy nước cất, nước tinh khiết hoặc aqua.

Chất nhũ hóa

Chất nhũ hóa là những chất giúp giữ các thành phần không giống nhau (như là dầu và nước) không bị tách lớp. Rất nhiều mỹ phẩm được sản xuất dựa trên sự nhũ hóa nghĩa là một lượng nhỏ dầu phân tán vào nước hoặc là một lượng nhỏ nước phân tán trong dầu. Vì dầu và nước không hòa lẫn vào nhau dù cho bạn ra sức lắc, trộn hoặc khuấy như thế nào đi nữa. Chất nhũ hóa được thêm vào hỗn hợp đó để thay đổi sức căng bề mặt giữa dầu và nước, tại ra một thể đồng nhất. Các chất nhũ hóa thường được sử dụng trong mỹ phẩm như là polusorbate, laureth-4 và kali cetyl sulfate

Moisturising cream

Chất bảo quản

Chất bảo quản là một thành phần rất quan trọng. Chất bảo quản được thêm vào mỹ phẩm để kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm và ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật như là vi khuẩn, nấm những tác nhân có thể làm hư hỏng sản phẩm và gây hại cho người sử dụng. Vì hầu hết vi sinh vật đều sống trong môi trường nước nên các chất bảo quản được sử dụng cũng phải tan trong nước. Các chất bảo quản sử dụng trong mỹ phẩm có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo và được sử dụng dưới các dạng khác nhau tùy vào công thức của sản phẩm. Một số yêu cấu nồng độ trong khoảng 0,01% trong khi một số khác lại cao hơn 5%.

Một số chất bảo quản thường được sử dụng là paraben, benzyl alcohol, acid salicylic, formaldehyde và tetrasodium EDTA.

Người tiêu dùng khi mua những sản phẩm “không có chất bảo quản” cần biết rằng những sản phẩm này có hạn sử dụng rất ngắn và cần lưu ý khi có bất cứ thay đổi nào xảy ra về màu sắc, mùi…

Chất làm đặc

Các chất làm đặc giúp cho sản phẩm có một độ đặc đồng nhất nhất định. Chúng có thể thuộc 4 nhóm sau:

Chất làm đặc lipid thường có dạng rắn ở nhiệt độ phòng nhưng có thể ở dạng lỏng và có thể thêm vào các mỹ phẩm dạng nhũ tương. Chúng hoạt động bằng cách đưa thể trạng đặc tự nhiên của chúng vào công thức bào chế. Một số chất làm đặc như cetyl alcohol, acid stearic và sáp carnauba.

Chất làm đặc từ tự nhiên, chúng là các polymer tan trong nước, trương phồng lên và làm tăng độ nhớt của sản phẩm. Mốt số chất như là hydroxyethyl cellulose, guar gum, xanthan gum và gelatin. Các loại mỹ phẩm quá đặc có thể được pha loãng với dung môi như là nước hoặc alcohol.

Chất khoáng làm đặc cũng có nguồn gốc tự nhiên, cũng giống như những chất làm đặc khác, chúng tan trong nước và dầu làm tăng độ nhớt của sản phẩm nhưng đem lại một kết quả khác với khi sử dụng gum. Một số chất khoáng làm đặc thông thường như magnesium aluminium silicate, silica và bentonite.

Nhóm cuối cùng là chất làm đặc tổng hợp. Chúng thường được sử dụng trong các sản phẩm lotion và kem. Những chất làm đặc nhân tạo phổ biến như carbomer, polymer acid acrylic tan trong nước và có thể sử dụng trong các gel làm sạch da. Một số chất làm đặc khác như cetyl palmitate và ammonium acryloyldimethyltaurate.

Chất làm mềm

Các chất làm mềm da bằng cách ngăn mất nước. Chúng được sử dụng trong nhiều sản phẩm như là son môi, lotion và kem. Một số chất làm mềm từ tự nhiên và tổng hợp như là sáp ong, dầu oliu, dầu dừa và lanoin, petrolatum, dầu khoáng, glycerin, kẽm oxid, butyl stearate và diflycol laurate.

Beeswax

Các phẩm màu

Một bờ môi đỏ, màu mắt khói hay má hồng, chúng là mục tiêu của nhiều mỹ phẩm nhằm làm nổi bật hoặc cải thiện màu tự nhiên của cơ thể. Một lượng lớn các chất được sử dụng để cung cấp các dải màu cho các sản phẩm trang điểm. Các thành phần khoáng như là oxid sắt, mangan, oxid crom và bột than. Các phẩm màu tự nhiên có thể được làm từ thực vật như là bột củ cải tía, hoặc từ động vật như cánh kiến. Gần đây, các nhà sản xuất sử dụng đỏ carmin, chiết xuất cánh kiến hoặc màu đỏ số 4 tự nhiên.

Các phẩm màu có thể chia làm 2 nhóm: organic là nhóm các phân tử từ carbon và nhóm inorganic là các oxid kim loại. Hai phẩm màu organic chính là lake và toner. Phẩm màu lake được làm bằng cách kết hợp phẩm nhuộm với một chất không tan như alumina hydrate. Sự kết hợp này giúp cho phẩm nhuộm không tan trong nước, tạo ra các sản phẩm chống thấm nước và không trôi khi tiếp xúc với nước. Phẩm màu toner là một phẩm màu organic không kết hợp với bất cứ hợp chất nào khác.

Các phẩm màu inorganic từ oxid kim loại thì nhạt màu hơn các phẩm màu organic nhưng không bị ảnh hưởng bới nhiệt độ, ánh sáng và bền màu hơn.

Các phẩm màu và nguồn gốc của chúng

Oxid sắt cho các màu vàng, đỏ và đen. Các loại oxid sắt cho các dải màu từ nâu đến màu da tự nhiên.

Oxid crom cho màu xanh lá. Nó có thể an toàn cho các mỹ phẩm sử dụng ngoài da nhưng không dùng cho son môi vì có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Ultramarine (Na8-10Al6Si6O24S2-4) là một chất có nguồn gốc tự nhiên từ khoáng lapis lazuli và tạo màu xanh dương. Nó là một oxid của natri, nhôm và silicon, và cũng chứa lưu huỳnh tạo màu xanh sống động. Khi lưu huỳnh thay đổi hóa trị nó có thể tạo ra màu hồng hoặc màu tím cho phẩm màu. Phẩm màu này cũng không được cho phép sử dụng cho son môi.

Ammonium manganese (III) pyrophosphate(H4NMnO7P2) là một loại oxid của Mangan cho màu tím đậm.

Màu xanh sắt được tạo thành bởi sự oxy hóa muối sắt cyanid (C18Fe7N18) và là một trong những phẩm màu nhân tạp đầu tiên. Nó cho màu xanh dương đậm và được phát triển để thay thế cho phẩm màu Ultramarine đắt đỏ. Phẩm màu này cũng không được sử dụng cho son môi.

Titanium oxid (TiO2) có 2 dạng được sử dụng trong mỹ phẩm là anatase và rutile. Chúng có cùng công thức hóa học nhưng hơi khác nhau ở cấu trúc tinh thể. Cả 2 loại này đều được sử dụng để tạo màu trắng. Cấu trúc của rutile có chỉ số khúc xạ cao hơn nghĩa là cho màu như ngọc trai.

Kẽm oxid (ZnO) cũng được sử dụng để tạo màu trắng. Thêm vào đó, Kẽm oxid cũng được sử dụng để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời vì nó phản chiếu và phân tán tia UV.

Các chất làm mờ và làm sáng

Tác dụng làm mờ có thể được sáng tạo bằng rất nhiều nguyên liệu. Một trong số những chất thông dụng nhất là mica và bismuth oxyclorid.

Các sản phẩm làm từ mica chứa [KAl2(AlSi3O10)(F,OH)2] còn được gọi là mica trắng. Dạng tự nhiên của nó là những miếng mỏng hoặc là xay ra thành bột. Các phân tử nhỏ trong bột phản chiếu ánh sáng, chính điều đó tạo hiệu quả làm mờ thường thấy ở nhiều mỹ phẩm. Mica được phủ titanium dioxid lớp trắng khi nhìn thẳng nhưng tạo một dải óng ánh khi nhìn từ các góc khác.

Bismuth oxyclorid (BiClO) được sử dụng để tạo hiệu ứng xám bạc như ngọc trai. Hợp chất này tự nhiên được lấy từ khoáng bismoclite rất hiếm nhưng thường được tổng hợp và được biết đến với tên gọi ngọc trai nhân tạo.

Kích thước của các phân tử được sử dụng để làm nên màu ngọc trai hay làm mờ ảnh hưởng đến hiệu quả làm sáng của sản phẩm. Những phân tử nhỏ (15-60 micromet) thì bột mịn hơn và phủ tốt hơn. Những phân tử lớn hơn (lớn hơn 500micromet) thì bóng hơn và trong suốt hơn.

Mùi hương

Mùi hương của mỹ phẩm cũng rất quan trọng, dù cho mỹ phẩm đó hiệu quả như thế nào mà mùi của nó khó chịu thì người dùng cũng rất khó chịu. Những nghiên cứu về tiêu dùng đã cho thấy mùi hương là một trong những yếu tố mấu chốt khi người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm đó.

Hóa chất, cả tự nhiên và tổng hợp khi được cho vào mỹ phẩm đều tạo một mùi nhất định. Những sản phẩm không mùi có thể chứa các mùi khử giúp che đậy mùi của các hóa chất khác.

Từ mùi hương thường được dùng với nghĩa là các mùi tổng hợp. Những mùi hương được liệt kê trong danh sách thành phần có thể là đại diện cho hàng tá hoặc hàng trăm hợp chất hóa học để tạo nên mùi ấy. Các nhà sản xuất không liệt kê các thành phần chi tiết vì muốn bảo vệ bí quyết của mình.

Có hơn 3000 hóa chất được sử dụng để tạo nên một số lượng lớn các mùi hương được sử dụng trong mỹ phẩm khắp thế giới. Có một danh sách các mùi được công bố bởi ngành công nghiệp mùi hương. Tất cả các thành phần trong danh sách đều phải được Hiệp hội nước hoa quốc tế đưa ra một chuẩn an toàn sử dụng trong sản phẩm. Tuy nhiên, việc không biết được thành phần chi tiết của các mùi hương có thể gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm. Nếu người tiêu dùng quan tâm đến những thành phần đó, họ nên chọn những sản phẩm không mùi hoặc mua những sản phẩm của các công ty mà nhãn sản phẩm của họ chi tiết hơn.

Perfumes

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *