Độ pH trong mỹ phẩm (Phần 3)

Tầm quan trong của việc đo pH và điều chỉnh pH trong mỹ phẩm

Độ pH của mỹ phẩm nên được duy trì trong một phạm vi nhất định để ổn định màu sắc, độ nhớt, đặc tính hóa lý trong thời hạn sử dụng. pH cũng quan trọng đối với nhiều thành phần mỹ phẩm khác bao gồm chất làm đặc polymer, thuốc nhuộm, một số chất bảo quản…Cùng việc điều chế mỹ phẩm, chỉ số pH còn rất quan trọng trong y học, nông nghiệp, kỹ thuật dân dụng và hầu hết các ngành khoa học.

Đo pH và hiệu chỉnh đều là một trong những bước cơ bản trong việc tạo ra sản phẩm chăm sóc da. Nó không chỉ là điều bắt buộc  để dảm bảo sự an toàn cho người sử dụng, mà còn là việc cần thiết cho sự ổn định của sản phẩm nhất là đối với các loại mỹ phẩm từ thiên nhiên.

– Đo pH

Đo pH là một bước quan trọng trong sản xuất mỹ phẩm và cả trong quy trình kiểm tra sản phẩm. Thang đo pH chỉ cho kết quả giới hạn trong dung dịch nước. Ngay khi chúng ta phân tán dầu vào trong nước thì độ pH đo được là của nước đang sử dụng chứ không phải độ pH của sản phẩm. Nếu độ pH của dầu gội hoặc kem dưỡng da thay đổi sau 3 hoặc 6 tháng lưu trữ thì nên xem xét thành phần sử dụng và sản phẩm tổng thể. Việc đo pH trong các hệ thống sản xuất lớn đòi hỏi sự phát triển của một phương pháp đo pH tối ưu hơn bởi vì điều này ảnh hưởng đến một số công thức mỹ phẩm.

Độ pH của các loại mỹ phẩm được dùng trong chăm sóc da hằng ngày nên tương thích với pH da (4,5-5,5). Có một số sản phẩm pH nhất định phải được đo và điều chỉnh cao hoặc thấp hơn nhiều so với phạm vi da sinh lý để đảm bảo sự ổn định, an toàn và hiệu quả. Chúng là các hóa chất thuốc nhuộm tóc, các sản phẩm tẩy lông…Tuy nhiên đây không phải là sản phẩm sử dụng hàng ngày và chỉ thỉnh thoảng được dùng. Hầu như tất cả các chất bảo quản sử dụng trong chăm sóc da, tóc là các acid hữu cơ yếu hoặc muối của acid (acid benzoic, kali sorbate, acid levulinic, acid salicylic). Đối với các acid hữu cơ yếu, độ hòa tan và hiệu suất cực kỳ phụ thuộc vào pH. Khi không giữ được pH trong phạm vi quy định, chất bảo quản sẽ khó hoàn tan vào dung dịch ( giảm hiệu quả và ảnh hưởng đến sự ổn định vật lý). Một số thành phần chống lão quan trọng  được sử dụng trong các phương pháp điều trị thẫm mỹ là alpha hydroxyl  acid. Trong đó tỷ lệ phần trăm của alpha hydroxyl acid là yếu tố quan trọng và nó chịu sự ảnh hưởng một phần từ pH của sản phẩm cuối cùng.

Khi đo độ pH của các loại mỹ phẩm như kem, nước hoa, dầu gội đầu, cần pha loãng sản phẩm trong nước cất (1:10), pH phụ thuộc vào nhiệt độ

– Điều chỉnh pH

Hầu hết các dung dịch dễ bị pH cao hơn thấp. Nếu độ pH của sản phẩm cao hơn phạm vi mong muốn và cần giảm thì acid citric và acid lactic là những acid thích hợp nhất để làm giảm độ pH của một sản phẩm. Không nên sử dụng giấm, nước cốt chanh hoặc chất tẩy rửa gia dụng để làm giảm độ pH. Nếu thêm quá nhiều acid và độ pH bị giảm thấp hơn mức mong muốn mà các thành phần chưa bị lắng đọng thì cần một base để làm tăng độ pH.

Baking soda (sodium bicarbonate) là base phổ biến, dễ sử dụng. Ngoài ra NaOH hoặc dung dịch kiềm là một cơ sở khác để tăng pH cho sản phẩm nhưng những chất trên đều có những hạn chế nhất định nên các nhà sản xuất ưu tiên sử dụng L-Arginine. L-Arginine là một acid amin, dạng tinh thể màu trắng, khi pha loãng trong nước (10%) lúc này nó có độ pH từ 10,5-12. Đây là một loại base thích hợp để tăng pH cho mỹ phẩm dễ dàng và an toàn. Tuy nhiên nếu độ pH giảm đến một điểm quá thấp, một số thành phần nhạy cảm với pH có thể rơi ra khỏi dung dịch và kết tủa thì phải loại bỏ lô và làm lại.

Cũng giống như việc giảm pH, việc tăng pH cần các độ pha loãng khác nhau. Thường sẽ là 50%, 25% và 10% dung dịch đối với NaOH (tương tự với Baking Soda) và 10%, 5% pha loãng arginine để tăng pH trong quy mô phòng thí nghiệm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *