Môi và Son môi (phần 2) Tháng Mười Một 11, 2017RD Biểu bì môi và niêm mạc Lớp biểu bì của môi nằm trên một lớp mô liên kết, đảm bảo sự liên tục của lớp tế bào sừng và lớp niêm mạc. Lớp biểu bì này chứa các ssowij collagen và mạng lưới các sợi elastic. Có một lớp lipid mỏng nằm giữa lớp cơ và lớp biểu bì với nhiều sự gắn kết giữa cơ và da. Phần sâu của lớp niêm mạc của cơ nằm ở trên lớp trung bì của da. Sự bao phủ tại phần nối giữu biểu bì và mô liên kết của môi cao hơn ở các vùng da khác. Lớp nhú ở môi cũng chưa các mao mạch máu và nhiều hơn ở những vùng da khác, màu đỏ của môi cũng do chính màu sacs của hemoglobin trong các mạch máu này tạo nên. Hệ bạch huyết không hình thành ở vùng môi (vùng màu đỏ), kéo dài từ phần da cho đến lớp cơ phía trong. Giải phẫu học làn môi Mô tả về giải phẫu học môi rất thú vị trong y khoa, vì nếp gấp trên môi của mỗi người đều rất khác biệt và nhiều hình dạng như là dấu vân tay. Nghiên cứu về các nếp gấp này gọi là cheiloscopy. Sự phát triển của loại son môi có thể lột ra được đem đến ứng dụng trong nhận diện nếp gấp môi của tội phạm. Hiện nay, công nghệ lấy dấu nếp gấp môi đang phát triển rộng rãi và ngày càng chất lượng. Sự nhạy cảm của môi với môi trường Vì môi có lớp sừng mỏng và ít melanin nên chúng rất nhạy cảm với các tác nhân hóa học, vật lý hay vi sinh vật. Khi để môi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là những người có màu da sáng sẽ có thể dẫn đến tình trạng viêm môi quang hóa và ung thư biểu mô. Pogoda và Preston-Martin đề xuất rằng thường xuyên sử dụng kem chống nắng có tác dụng bảo vệ môi. Hút thuốc lá cùng là một trong những nguyên nhân gây ung thư môi. Sự lão hóa của môi Hậu quả của sự lão hóa môi thể hiện ở sự mất cấu trúc môi làm cho môi có xu hướng chảy xệ xuống, hay trầm trọng hơn khi ảnh hưởng đến cấu trúc của xương và sự lão hóa của các lớp cơ và lớp mỡ phía dưới. Khẩu độ cũng có phần thay đổi từ hình vòng cung ở trẻ em cho đến chiều ngang ở người lớn và sau đó là hình vòng cung ngược ở người già. Chi tiết hơn, thường môi dưới nhỏ đi theo thời gian trong khi đó môi trên lại có xu hướng thấp xuống và to ra. Các mô trở nên kém mở rộng và đàn hồi hơn do sự lặp đi lặp lại chủa stress và sự yếu đi của cơ miệng theo tuổi tác. Môi có xu hướng rộng ra, dài hơn và dày hơn ở góc miệng. Trong khi các nếp nhăn có xu hướng xuất hiện ở vùng da xung quanh môi khi lớn tuổi, thì môi lại có xu hướng sâu hơn. Độ sâu và cấu trúc của môi thì rất đa dạng khác biệt từ người này đến người khác và một vài người trẻ vẫn có một độ sâu nhất định. Khẩu độ và độ nhạy cảm của môi đều giảm theo tuổi tác. Có nhiều dấu hiệu mô học của việc mất đàn hồi do ánh nắng mặt trời. Mạng lưới vi mô bên ngoài (cả lớp gai và nhú) đều có thể trở nên nhỏ hơn, kém dày đặc hơn và mỏng hơn, đặc biệt là ở những người già đã mất răng. Phẫu thuật thẩm mỹ có thể làm mới và làm đầy các mô giúp trẻ hóa môi. Các quy trình có thể bao gồm thu nhỏ môi trên hoặc trẻ hóa môi bằng một vài can thiệp về hình dạng và cải thiện đường nét cũng như nâng cơ miệng. Thông thường sẽ được kết hợp cùng một số liệu trình khác như làm mờ nếp nhăn, thay da, laser trẻ hóa hoặc lăn kim. Khô môi và viêm môi Viêm môi có thể do nguyên nhân môi trường lạnh hoặc khô hanh gây áp lực lặp đi lặp lại lên môi đặc biệt hay xảy ra ở những nghệ sĩ chơi nhạc cụ bằng miệng hoặc đang làm răng. Tình trạng này cũng xãy ra ở những bệnh nhân sử dụng retinoid đường uống hoặc do thiếu vitamin B12, B6, acid nicotinic, acid folic hoặc sắt. Hikima và các đồng sự báo cáo rằng lớp sừng ở cạnh của các môi khô trở nên phẳng và diện tích bề mặt tăng lên. Đồng thời chu kỳ tái tạo tế bào cụng chậm hơn ở môi khô. Mức độ môi khô cũng có liên quan đến catechin D, một trong những enzyme thma gia vào quá trình bong tróc trong khi đó chymotrypsin lại không thay đổi. Môi trên thường ít bị khô hơn là môi dưới vì ít tiếp xúc. Trong khi sự hydrat hóa dường như không liên quan gì đến tuổi tác nhưng tình trạng mất nước lại có xu hướng tăng khi già. Khiếm khuyết sắc tố môi Khiếm khuyết sắc tố đặc biệt là tàn nhang và nốt ruồi có thể xuất hiện. Môi của một số dân tộc như Thái Lan có màu môi đen hơn do sự tích tụ của sắc tố melanin ở bề mặt mà không bởi sự gia tăng của các tế bào melanocyte. Sự thay đổi sắc tố có thể là do yếu tố bẩm sinh, hoặc do hút thuốc là hay có phản ứng với một vài thành phần thuốc. Hút thuốc lá có thể làm tăng sắc tố da ở một số tộc người như châu Phi, châu Á và Ấn Độ.