Khứu giác Tháng Mười Một 10, 2017Tháng Mười Hai 29, 2017RD I. VAI TRÒ CỦA KHỨU GIÁC Khứu giác có 2 vai trò chính: cơ bản (sinh tồn) và tâm lý (tạo cảm giác). 1. Vai trò cơ bản Khứu giác giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cả động vật và con người. Khứu giác giúp bảo vệ loài vật khỏi kẻ thù và đồng thời giúp chúng tìm kiếm thức ăn. Ví dụ, loại người có thể dễ nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm xung quanh nhờ vào khứu giác, (ngửi thấy mùi khí gas và nhận thấy xung quanh có lửa đang cháy) và tìm kiếm, đánh giá loại thức ăn nào đó có an toàn hay không nhờ vào mùi của chúng. Ngoài ra, trong thế giới động vật, mùi còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giúp con đực và con cái tìm được bạn tình. Hóa chất tạo mùi được gọi là chất dẫn dụ sinh học pheromon. Hình 1. Pheromon giúp động vật quyến rũ bạn tình 2. Vai trò tâm lý Ở loài người, vai trò tâm lý của khứu giác được đánh giá quan trọng hơn cả vai trò cơ bản. Mùi hương dễ chịu sẽ tạo hiệu ứng tinh thần vui vẻ, thoải mái và tăng năng suất làm việc. Ngược lại, những mùi khó chịu có thể gây ức chế tinh thần, tạo ảnh hưởng tiêu cực. Như vậy, việc tiếp xúc với mùi hương dễ chịu mỗi ngày rất quan trọng để có tinh thần làm việc tích cực và hiệu quả. II. ĐẶC ĐIỂM KHỨU GIÁC 1. Khả năng thích nghi Nếu một loại mùi được tiếp xúc liên tục, thì khả năng cảm nhận mùi đó của khứu giác sẽ giảm dần, điều này được gọi là sự thích nghi của khứu giác với mùi. Dễ dàng được nhận thấy khi một người sử dụng nước hoa liên tục, họ sẽ dần cảm thấy quen và một lúc nào đó không cảm nhận rõ mùi nữa, tuy nhiên mùi hương đó vẫn tác động đến những người xung quanh. 2. Khả năng nhớ Tính năng đặc trưng của khứu giác là khả năng nhớ mùi. Mùi sẽ ghi nhớ kèm theo hoàn cảnh xuất hiện của mùi hương đó. 3. Khả năng cảm nhận mùi Khả năng cảm nhận mùi có khác biệt ở những cá thể khác nhau. Một số người đặc biệt nhạy với mùi, có khả năng cảm nhận rõ ràng và phân biệt mùi rất tốt. Ngoài ra, khả năng cảm nhận mùi còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng cảm nhận mùi tốt nhất của phụ nữ nằm ở độ tuổi từ 25 đến 35. 4. Mức độ nhạy bén Khả năng nhạy bén với mùi ở các loại khác nhau là không giống nhau. ở loài chó, khứu giác là một trong những giác quan mạnh nhất của chúng. Người ta chỉ ra rằng, khứu giác của loài chó nhạy gấp 100 lần loài người. 5. Ảnh hưởng bởi nồng độ chất tạo mùi Khi nghiên cứu hoa nhài (Jasmine), thành phần tạo mùi chính là Indol. Khi hợp chất này được ngửi ở nồng độ cao, nó tạo ra mùi phân. Tuy nhiên ở nồng độ thấp, nó tạo mùi hương hoa thơm ngát. Điều này rất quan trọng trong việc bào chế mỹ phẩm, cần lựa chọn mùi và nồng độ thích hợp để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất. III. CƠ CHẾ KHỨU GIÁC Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế của khứu giác được đưa ra, tuy nhiên vẫn chưa có một cơ thế thống nhất. Quan điểm được đồng tính nhiều nhất đó là: mùi được đưa vào cơ thể thông qua mũi và một phần ở miệng, mùi này sẽ kích thích các tế bào thần kinh nằm ở 2 bên màng nhày hiện diện ở phần trên khoang mũi. Kích thích hóa học này được chuyển thành dòng điện, truyền theo sợi trục tế bào thần kinh đến hành khứu giác, và sau đó đến hệ thống thần kinh trung ương, tín hiệu được hiểu là mùi. Thần kinh khứu giác Hình 2. Giải phẫu tế bào thần kinh khứu giác IV. MÙI CƠ THỂ Mùi cơ thể được xác định bởi gen và thay đổi thông qua lối sống, nó có thể thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của cơ thể. Thực phẩm có ảnh hưởng lớn đến mùi cơ thể. Ví dụ khi ăn thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, mùi tỏi có thể xuất hiện trong hơi thở và tạo ra mùi cơ thể đặc trưng.