Môi và son môi (Phần 1)

http://xonxen.net/wp-content/uploads/2016/06/son.jpg

Trang điểm môi làm cho khuôn mặt người phụ nữ trở nên quyến rũ nên nhiều phụ nữ rất chú trọng làm đẹp làn môi của họ. Môi là lớp cơ mỏng bao xung quanh miệng. Mô này bao gồm lớp cơ và lớp da tạo thành cấu trúc giải phẫu phức tạp. Tại môi có nhiều receptor cảm giác nên nó rất nhạy cảm với stress, dễ sinh ra các dấu sắc tố và thúc đẩy quá trình lão hóa. Công thức của son môi được dùng rộng rãi để tăng vẻ đẹp của làn môi và tăng sự quyến rũ . Son môi ngày nay được thiết kế dưới dạng dầu hoặc sáp mà trong đó các phẩm màu được phân tán và màu sắc được thiết kế sao cho làm nổi bật làn môi. Bài viết này sẽ cung cấp cả những kiến thức về loại mô đặc biệt này cũng như chi tiết về công thức bào chế son môi.

 

GIẢI PHẪU HỌC LÀN MÔI

Môi là một khối cơ bao bọc xung quang phần lộ ra ngoài của miệng. Khu vực tiếp xúc giữa 2 môi gọi là stomium và khoảng cách đó tạo thành khẩu độ. Bề mặt bên ngoài của môi được bao phủ bởi da với lỗ chân lông, tuyến bã nhờn cũng như là tuyến mồ hôi; còn bề mặt bên trong của môi là niêm mạc môi không phân tầng, không có lớp sừng chỉ có lớp biểu bì chứa tuyến nước bọt. Phần nối giữa 2 loại mô trong và ngoài này tạo nên phần mà ta thường gọi là viền môi và có màu đỏ. Phần này không có lỗ chân lông cũng như tuyến nước bọt nhưng tuyến bã nhờn xuất hiện ở 50% người trưởng thành. Phần môi màu đỏ thì vẫn có lớp sừng và có các rãnh nhăn lỗ rõ hơn những phần xung quanh.

Một vài nghiên cứu cho thấy khu vực giữa môi và khu vực mô ướt phía trong không có chứa thành phần phụ của da; nó được bao phủ bởi một lớp biểu bì thiếu lớp tế bào hạt nhưng thay vào đó là lớp tế bào sừng dày. Khu vực này dày lên theo tuổi tác.

Phần sâu hơn của khu vực hình thành lên môi này được tạo nên bởi các cơ vân, cơ vòng và các mô liên kết lỏng lẻo. Những cơ này tạo thành những móc hình vòng cung phía bên ngoài của môi giúp giữ hình dạng nhất định cho bờ môi.

Ngay vị trí chuyển đổi giữa da bình thường với môi có 1 vòng gọi là Cupidon, còn được gọi là vòng tròn màu trắng. Cơ chế hình thành và sự nhạt màu của vòng tròn này có thể là do sự hình thành của các lớp cơ phía bên dưới. Vùng này dễ xuất hiện nếp nhăn, mất sắc tố và lông.

Môi là một bộ phận xúc giác rất nhạy. Các mô môi chứa nhiều các receptor bao gồm tế bào Meissner, tế bào Merkel và các đầu mút dây thần kinh. Mức độ nhạy cảm của môi nằm giữa giữa và các đầu ngón tay.

Lớp biểu bì môi

Biểu bì của môi dày gấp hai lần (180µm) so với các vùng da liền kề. Nó được chú ý bởi lớp biểu bì khác biệt mặc dù lớp sừng ít hơn da thường. Barrett và các đồng sự của ông tìm ra rằng sự có mặt của các cytokeratin (CK) khác nhau ở vùng chuyển tiếp, với sự vắng mặt của CK1, CK10 và sự hiện diện của CK4, CK13 và CK19. CK5 và CK14 cũng có xuất hiện ở lớp đáy và thỉnh thoảng xuất hiện ở lớp trên lớp đáy. CK8, CK18 và CK20 chỉ xuất hiện ở những tế bào Merkel. Involucrin xuất hiện ở toàn bộ vùng chuyển tiếp, nhưng hạn chế xuất hiện ở lớp tế bào hạt kéo dài đến lớp tế bào gai và lớp sừng của vùng môi và cơ. Loricrin, profilaggrin và filaggrin được tìm thấy ở lớp tế bào hạt của lớp sừng bình thường nhưng không có ở giữa môi và phần chuyển tiếp.

Tế bào sừng ở lớp cơ thi phẳng, trong khi đó tế bào sừng ở bề mặt môi hầu hết đều xếp lại nên khi nhìn dưới kính hiển vi sẽ thấy diện tích bề mặt nhiều hơn bình thường. Và điều này cũng hiếm khi xảy ra ở vùng da chuyển tiếp. Chu kỳ thay mới tế bào biểu bì ở vùng môi dường như nhanh hơn so với vùng da chuyển tiếp. Vùng da môi cũng mất nước nhanh gấp 3 lần so với da vùng gò má và độ dẫn lại chỉ bằng 1/3. Chính vì vậy, mặc dù môi có chức năng như hàng rào bảo vệ vùng môi nhưng khả năng giữ ẩm lại kém hơn da mặt rất nhiều.

Hikima và các đồng sự của ông chỉ ra rằng bề mặt của môi, cũng giống như bề mặt của da có hoạt động của enzym cathepsin-D và chymotrypsine. Các enzyme này tham gia vào quá trình thủy phân và tăng cường ly giải các tế bào sừng trên bề mặt da.

Giống như những khu vực da bình thường khác, biểu bì môi có các tế bào melanocyte và có melanin trong bào tương của các tế bào trên bề mặt. Tuy nhiên, vì màu sắc của melanin ở khu vực này có màu nhạt cùng với sự lớp sừng mỏng làm cho màu của hemoglobin ở phía bên dưới hiện ra rõ hơn. Cũng có các tế bào Langerhans ở khu vực này.

Cruchley và các đồng sự sử dụng đầu dò miễn dịch của CD 1 để chỉ ra rằng có nhiều tế bào Langerhan ở môi hơn da bụng

Sallette và các đồng sựu gần đây đã chỉ ra rằng có nhiều chất dẫn truyền thần kinh dạng peptode ở môi hơn ở mi mắt, điều đó chỉ ra rằng môi nhạy cảm hơn cả mi mắt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *