Hydroxy acid và ứng dụng trong mỹ phẩm Tháng Mười 4, 2017Tháng Mười 4, 2017RD Giới thiệu sơ lược Hydroxy acid là nhóm acid hữu cơ được phân loại thành 2 nhóm chính alpha hydroxy acid (AHA) và beta hydroxy acid (BHA). BHA và AHA được ứng dụng trong lĩnh vực mỹ phẩm với lịch sử cả thế kỹ như một thành phần hoạt chất phổ biến. Tính ứng dụng của AHA và BHA được các nhà thẩm mỹ chấp thuận thông qua nhiều nghiên cứu lâm sàng độc lập, có nhóm chứng trên cả các tác dụng ngắn hạn và dài hạn. Cấu trúc hóa học và nguồn gốc của AHAs AHAs thường có nguồn gốc acid trái cây, tuy nhiên AHAs trong mỹ phẩm thường được tổng hợp hóa học. Các loại AHAs phổ biến như: acid glycolic, acid lactic, acid mandelic trong đó acid glycolic có nguồn gốc từ cây mía đường. Acid lactic được phân lập lần đầu tiên vào năm 1780, được sản xuất từ chủng vi khuẩn Lactobacillus, tạo nên mùi vị đặc trưng của sữa chua. Mandelic acid từ chiết xuất quả hạnh đắng. Acid malic được phân lập từ táo xanh lần đầu tiên năm 1785. Acid tartric (2,3-hydroxy-1,4-butanedioic acid), được phân lập lần đầu tiên vào năm 1769. Acid citric (2,3-hydroxy-1,4-butanedioic acid) được phân lập lần đầu tiên vào năm 1784. Acid citric được tìm thấy trong quả khóm và trái cây họ cam chanh. Hoạt tính sinh học của các Alpha Hydroxy Acid Alpha hydroxy acid có pH thay đổi theo công thức và nồng độ. Để phòng ngừa phản ứng dị ứng của AHAs với da, các hãng mỹ phẩm luôn đưa pH sản phẩm về gần với pH sinh lý của da (khoảng 5.5) bằng các phản ứng trung hòa hoặc sử dụng hệ đệm. Cả AHAs và BHAs đều có khả năng ly giải lớp sừng trên da. Các khối u, mụn cóc có thể được loại bỏ ở nồng độ cao AHAs. Tác dụng của AHAs đối với da phụ thuộc nhiều vào liều. Nồng độ 4% trở xuống được xem là liều thấp, nồng độ trung bình trong khoảng 4-12%, nồng độ cao thường lớn hơn 12%. Tác động sinh lý của AHAs và BHAs tập trung chủ yếu ở lớp trung bì và biểu bì, hạn chế quá trình teo da và đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa như hình thành sắc tố, nếp nhăn sâu đến trung bình. Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng trên vẫn còn nhiều hạn chế. Sau một vài ngày sử dụng acid glycolic 12% lên da ở độ pH thấp có thể làm biến mất. Tuy nhiên, việc sử dụng acid glycolic lâu dài gây ra tình trạng viêm mãn tính mức độ thấp, sản sinh gốc tự do và phá hủy cấu trúc collagen và elastin. Acid salycilic ở nồng độ thấp kích thích tăng sinh keratinocyte và độ dày lớp biểu bì. Tác dụng này đặc biệt có lợi đối với tình trạng teo da do lão hóa. Sự khác biệt cơ bản của AHAs và BHAs ở tác dụng tăng sinh mạch máu. AHAs có khả năng gia tăng yếu tố tăng sinh XIIIa sau khi thoa AHAs qua da. Tác dụng phụ thường gặp đối với AHAs và BHAs đường thoa chủ yếu là cảm giác ngứa ran, ửng đỏ da. Phản ứng này sẽ giảm nhẹ nếu được gia giảm nồng độ phù hợp với sức chịu đựng của da.