Dị ứng và các sản phẩm ít gây dị ứng (phần 3) Tháng Mười Một 11, 2017RD Chất chống oxi hóa Các chất chống oxi hóa chỉ là một phần nhỏ trong danh mục các chất gây dị ứng mỹ phẩm. Ví dụ như propyl gallate, có thể phản ứng chéo với các gallate khác và cũng được sử dụng như các chất phụ gia thực phẩm, và t-butyl hydroquinon là một chất gây dị ứng được biết đến nhiều ở Anh nhưng không phổ biến ở châu Âu. Sodium metabisulfit hiện diện trong thuốc nhuộm tóc oxy hóa có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc cả đối với khách hàng và thợ tóc. Các thành phần hoạt tính hoặc thành phần danh mục cụ thể Đối với các thành phần hoạt tính hoặc thành phần danh mục cụ thể, trái ngược với de Groot, chúng tôi nhận thấy sự gia tăng số lượng các phản ứng với các thuốc nhuộm tóc oxi hóa (paraphenylenediamine hay PPD và các hợp chất liên quan) trong giai đoạn 1991-1996 so với giai đoạn 1985-1990. Theo một nhà sản xuất mỹ phẩm, việc sử dụng các thuốc nhuộm tóc như vậy đã tăng hơn gấp đôi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, việc thay thế từ năm 1987 PPD-hydrochloride bằng PPD base – một chất che dấu thích hợp hơn cho dị ứng PPD, có thể cũng đã ảnh hưởng đến tỉ lệ dị ứng. Chúng là những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng viêm da nghề nghiệp ở thợ làm tóc do họ thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng trong các thuốc tẩy trắng (các persulfate cũng gây ra nổi mề đay tiếp xúc) và các dung dịch tạo xoăn vĩnh viễn (chủ yếu là glyceryl monothioglycolate có thể kích thích nhạy cảm chéo với ammonium thioglycolate). Nhựa tosylamide/formaldehyde (¼ toluenesulfonamide/formaldehyde) được xem là một chất gây dị ứng quan trọng và là nguyên nhân viêm da lệch vị trí có thể quy cho sơn móng tay, một sản phẩm có chứa epoxy và các hợp chất (meth) acrylate. Nó thường gây ra những nhầm lẫn về hình ảnh lâm sàng và có thể giống với viêm da nghề nghiệp. Các acrylate (các methacrylate) cũng là nguyên nhân của các phản ứng có trong các sản phẩm móng nhân tạo, gần đây hơn là các công thức dạng gel với cả thợ làm móng và khách hàng. Hơn nữa, các thành phần “tự nhiên” cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng tiếp xúc. Một số ví dụ là mạch môn (Ruscus aculateus), cũng là một chất có khả năng dị ứng trong các sản phẩm dược phẩm dùng bôi tại chỗ, hydrocotyl (asiaticoside) và panthenol. Farnesol là một thành phần tạo mùi được biết đến nhiều và là chất phản ứng chéo với nhựa thơm Peru, đã trở thành một chất có khả năng gây dị ứng trong các sản phẩm khử mùi, trong đó nó được sử dụng với đặc tính kiềm khuẩn. Một số chất chống nắng như benzophenone-3 có thể cũng gây ra nổi mề đay tiếp xúc và các dẫn xuất dibenzoylmethane đã được ghi nhận trước đây là một chất gây dị ứng quan trọng. Thật vậy, isopropyl dibenzoylmethane thậm chí bị thu hồi vì lý do này. Long não 4-methylbenzylidene, các cinnamate và acid phenylbenzimidazole sulfonic chỉ thỉnh thoảng, hiếm khi gây ra các phản ứng mỹ phẩm. Việc sử dụng acid paraaminobenzoic và các dẫn xuất của nó đã giảm đáng kể. Các phản ứng dị ứng tiếp xúc với chúng thường có liên quan đến mối liên hệ hóa học với các hợp chất para-amino mặc dù chúng cũng là các chất nhạy cảm ánh sáng quan trọng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, sự đóng góp của kem chống nắng vào dị ứng mỹ phẩm tương đối nhỏ, mặc dù việc tăng sử dụng chúng là kết quả của phương tiện truyền thông cho các tác động gây ung thư và tác động lão hóa da nhanh của ánh nắng mặt trời. Tỷ lệ thấp các phản ứng dị ứng được quan sát thấy có thể là do dị ứng tiếp xúc hoặc dị ứng ánh sáng với các sản phẩm chống nắng thường không được ghi nhận, do một chẩn đoán phân biệt với tính không dung nạp ánh sáng thường không phải lúc nào cũng rõ ràng. Hơn nữa, nồng độ thử nghiệm được sử dụng có thể quá thấp, một phần là do nguy cơ kích ứng. Các tá dược và các chất nhũ hóa Nhiều tá dược và các chất nhũ hóa là thành phần phổ biến trong các dược phẩm bôi tại chỗ và các sản phẩm mỹ phẩm, thường gây ra tình trạng nhạy cảm. Ví dụ tiêu biểu là alcol lanolin, alcol béo (ví dụ alcol cetyl) và propylen glycol. Các chất nhũ hóa đặc biệt từ lâu đã được coi là các chất kích ứng nhưng khả năng nhạy cảm của chúng không nên bỏ qua. Một điều bắt buộc, chắc chắc thử nghiệm tìm nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc phải được thực hiện đúng cách để tránh kích ứng và sự liên quan của các phản ứng tích cực phải được xác định. Đây là trường hợp chắc chắn đối với cocamidopropyl betaine, một chất hoạt động bề mặt lưỡng tính chủ yếu hiện diện trong các sản phẩm cho tóc và làm sạch da. Cho dù bản thân hợp chất hoặc cocamidopropyl dimethylamine, một amidoamine, hoặc dimethylaminopropylamine (cả trung gian và tổng hợp) là các chất nhạy cảm thực sự nhưng vẫn còn là vấn đề để thảo luận. Cũng chưa rõ liệu cocamidopropyl- PG-dimonium chloride phosphate (phospholipid FTC), một chất gây dị ứng trong các sản phẩm chăm sóc da có thể phản ứng chéo với cocamidopropyl betaine hay không. Các chất nhũ hóa khác và các thành phần tá dược được tìm thấy gần đây hơn là các chất gây dị ứng tiếp xúc trong các sản phẩm mỹ phẩm là dầu đậu nành, butylene glycol và pentylene glycol (alcol aliphatic với các sử dụng tương tự như propylene glycol được cho là gây kích ứng nhiều hơn và các tác động dị ứng nhiều hơn, ethylhexylglycerin, methoxy PEG-17 và PEG-22/dodecyl glycol copolymers (alkoxylated alcol và các polyme tổng hợp) và alkylglucoside (các sản phẩm cô đặc của alcol béo với glucose). Các chất màu Các chất màu, khác các thuốc nhuộm tóc, hiếm khi được báo cáo là các chất gây dị ứng mỹ phẩm. Tuy nhiên, với việc gia tăng sử dụng các hình xăm thẩm mỹ (ví dụ như để làm đẹp cho mắt, môi) làm cho các thương tổn về da đề kháng với điều trị có thể phát triển trong tương lai. CHẨN ĐOÁN DỊ ỨNG MỸ PHẨM Hỏi tiền sử bệnh nhân và ghi nhận lại các triệu chứng lâm sàng và xác định vị trí của các tổn thương là rất quan trọng. Xác định chất gây dị ứng cho bệnh nhân có thể có dị ứng tiếp xúc với mỹ phẩm được thực hiện bằng cách thử nghiệm tìm nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc với nhiều tiêu chuẩn, nhiều thử nghiệm mỹ phẩm cụ thể với chính sản phẩm và tất cả các thành phần của nó. Chúng tôi chỉ có thể phát hiện ra các chất gây dị ứng mà chúng tôi tìm kiếm. Có một số guideline hướng dẫn cho các thử nghiệm da với các sản phẩm mỹ phẩm mà bệnh nhân tự cung cấp. Không chỉ thử nghiệm này và thử nghiệm hình ảnh, các thử nghiệm bán mở, thử nghiệm cách sử dụng hoặc các thử nghiệm ứng dụng mở được lặp lại cần được thực hiện để có được một chẩn đoán chính xác. CÁC SẢN PHẨM ÍT GÂY DỊ ỨNG Hầu hết các ngành công nghiệp thẩm mỹ đang nỗ lực lớn để thương mại hóa các sản phẩm an toàn nhất có thể. Một số nhà sản xuất đưa ra thị trường các mỹ phẩm chứa các nguyên liệu chưa tinh chế, có chỉ số nhạy cảm thấp hoặc độ tinh khiết cao, một số thành phần đã được loại bỏ khỏi các sản phẩm này (thường là các thành phần tạo mùi). Đôi khi các chất bảo quản có hoạt tính cũng được bỏ đi, và trong các kem chống nắng các chất vật lý trơ về mặt miễn dịch đang được sử dụng nhiều hơn và thường xuyên hơn các chất hấp thu UV hóa học. Các tuyên bố như “ theo chỉ định của bác sĩ da liễu”, “đã được thử nghiệm dị ứng” hoặc “ít dị ứng” đã được đưa vào các bao bì đóng gói bởi nhà sản xuất, để phân biệt các sản phẩm của họ với các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù có một vài cách để giảm bớt tính gây dị ứng nhưng không có tiêu chuẩn theo chỉ thị của chính phủ hoặc các yêu cầu công nghiệp. Xu hướng mới nhất là tiếp thị nhắm đến những người có da dễ nhạy cảm hoặc không dung nạp, một thuật ngữ thường được sử dụng cho vùng tối của giữa làn da bình thường và bệnh lý. Đây là những người có tính nhạy cảm thần kinh cao, đáp ứng miễn dịch cao (ví dụ các cá nhân dị ứng tiếp xúc và dị ứng) hoặc hàng rào bảo vệ da yếu, ví dụ những người có da kích ứng như viêm da, những người mắc bệnh viêm da tiết bã. Điều này có nghĩa là một phần của ngành công nghiệp mỹ phẩm đang đi sâu hơn vào vùng da bệnh lý và một số sản phẩm đó thực tế đang trở thành thuốc, thường được gọi là dược phẩm. Điều này đã gây ra nhiều quan tâm về những quy định cả ở Mỹ và Liên minh châu Âu vì nó đưa ra một số danh mục trung gian giữa các mỹ phẩm và thuốc mà chưa tồn tại về mặt pháp lý. Tuy nhiên ở Nhật, các sản phẩm này rơi vào danh mục “sản phẩm ngoài thuốc”. Ý nghĩa của phần lớn các tuyên bố như vậy được sử dụng hiện nay là không rõ ràng, cả đối với bác sĩ da liễu và cả khách hàng, sau này được nói rõ rằng da nhạy cảm là tình trạng da dị ứng. Nhiệm vụ của các bác sĩ da liễu để chẩn đoán tình trạng da và đưa ra những lời khuyên cụ thể về các sản phẩm để có thể được sử dụng an toàn. Tất cả những vấn đề này phải được tiếp cận cho từng cá nhân, ít nhất đối với các loại dị ứng tiếp xúc, bởi vì những người nhạy cảm với các thành phần cụ thể phải tránh các sản phẩm chứa chúng. Do đó, việc ghi nhãn thành phần có thể hỗ trợ rất nhiều. Cung cấp cho bệnh nhân danh sách các mỹ phẩm được hạn chế để có thể được sử dụng thiết thực và hiệu quả. KẾT LUẬN Việc nhận ra các chất dị ứng mỹ phẩm đang là thách thức lớn bởi vì sự phức tạp của vấn đề. Điều này không chỉ áp dụng cho các bác sĩ da liễu, những người đang cố gắng để xác định chính xác nguyên nhân và cho lời khuyên thích hợp, nhưng cũng phải chắc chắc bệnh nhân của họ có quan tâm về việc đảm bảo tính chất vô hại của các sản phẩm sử dụng. Thông tin chính xác, nhanh chóng và cập nhật về các phản ứng bất lợi với các sản phẩm mỹ phẩm là rất quan trọng khi thiết kế một sản phẩm. Rõ ràng, những nghiên cứu trước khi đưa ra thị trường không thể xác định tất cả những bất cập. Do đó, sự giao tiếp hiệu quả giữa các bác sĩ da liễu và các nhà sản xuất mỹ phẩm phải được khuyến khích. Nhạy cảm với mỹ phẩm không bao giờ có thể tránh được hoàn toàn nhưng tỷ lệ của nó thì có thể được giảm đáng kể.