Dị ứng và các sản phẩm ít gây dị ứng (phần 2)

SỰ TƯƠNG TÁC VỚI VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG

Giống như nhiều chất gây dị ứng tiếp xúc khác, các mỹ phẩm có thể đến da bằng nhiều cách khác nhau như: sử dụng trực tiếp, tiếp xúc qua không khí với hơi nước, các giọt hoặc các hạt được phát tán vào không khí và tiếp xúc lên da, tiếp xúc với người khác (vợ chồng,bạn bè, đồng nghiệp) làm lây lan các chất gây dị ứng dẫn đến viêm da “vợ chồng”, từ các vị trí khác trên cơ thể, thường từ tay đến các vị trí nhạy cảm như miệng, mí mắt (viêm da lạc vị trí) và qua tiếp xúc nắng với các chất gây dị ứng ánh sáng.

Các nguồn chất dị ứng mỹ phẩm phổ biến nhất sử dụng trực tiếp lên cơ thể được liệt kê trong bảng 1.

Bảng 1. Mỹ phẩm và viêm da liên quan mỹ phẩm do sử dụng trực tiếp chất gây dị ứng

Vùng viêm da

Mỹ phẩm có thể chứa chất gây dị ứng

Mặt Các sản phẩm chăm sóc da mặt (kem, lotion, mặt nạ), kem chống nắng, trang điểm (phấn nền, phấn má, bột), sản phẩm làm sạch (lotion, nhũ tương) và vật dụng mỹ phẩm (bọt biển), sản phẩm có mùi (lotion dùng sau cạo râu).
Trán Các sản phẩm chăm sóc tóc (thuốc nhuộm, dầu gội đầu).
Chân mày Chì kẻ mày, nhíp nhổ lông mày.
Mí trên Trang điểm mắt (phấn mắt, chì kẻ mắt, mascara), dụng cụ uốn mi.
Mí dưới Trang điểm mắt
Lỗ mũi Khăn tay có mùi hương
Môi, miệng, và vùng quanh miệng Son môi, chì kẻ môi, sản phẩm nha khoa (kem đánh răng, nước súc miệng), thuốc tẩy lông.
Cổ và vùng sau tai Nước hoa, nước vệ sinh, sản phẩm chăm sóc tóc
Đầu Các sản phẩm chăm sóc tóc (thuốc nhuộm tóc, dung dịch tạo kiểu tóc, chất tẩy, các thành phần trong dầu gội đầu), các vật dụng như lược kim loại, kẹp tóc..
Tai Các sản phẩm chăm sóc tóc, nước hoa
Ngực trên, cánh tay, cổ tay Các sản phẩm chăm sóc cơ thể, kem chống nắng và các sản phẩm làm nâu da, chất tẩy rửa, thuốc tẩy lông.
Nách Chất khử mùi, chất chống tiết mồ hôi, thuốc tẩy lông.
Vùng sinh dục hậu môn Chất khử mùi, giấy vệ sinh ướt, băng vệ sinh có mùi hương, thuốc tẩy lông.
Tay Các sản phẩm chăm sóc tay, kem bảo vệ, tất cả các mỹ phẩm tiếp xúc trực tiếp với tay.
Chân Các sản phẩm chăm sóc chân, chất chống tiết mồ hôi

BẢN CHẤT CỦA CÁC CHẤT GÂY DỊ ỨNG MỸ PHẨM

Các thành phần tạo mùi

Các thành phần tạo mùi là các thủ phạm thường thấy trong dị ứng mỹ phẩm. Katsarar và cộng sự đã điều tra các kết quả của thử nghiệm trong thời gian 12 năm, đã tìm thấy xu hướng gia tăng nhạy cảm với các hợp chất tạo mùi, phản ánh hiệu quả của quảng cáo các sản phẩm có mùi thơm. Các đặc điểm chung của viêm da tiếp xúc với chất tạo mùi là định vị ở nách, định vị trên mặt (bao gồm mí mắt) và cổ, các vết tròn thường xuất hiện ở những vùng chấm nhẹ nước hoa (cổ tay, sau tai) và bệnh chàm ở tay hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn. Viêm da tiếp xúc qua không khí hoặc “vợ chồng” nên được lưu ý đến. Các phản ứng phụ khác ít gặp hơn với các chất tạo mùi là dị ứng tiếp xúc ánh sáng, mề đay tiếp xúc, kích ứng và các rối loạn hình thành sắc tố.

Tình trạng nhạy cảm thường được gây ra nhiều nhất bởi các sản phẩm mùi hương đậm như nước rửa toilet, kem dưỡng sau khi cạo râu và các chất khử mùi, đã được chứng minh là chứa các chất dị ứng nổi tiếng như cinnamic aldehyde và isoeugenol.

Theo tài liệu được báo cáo, sự pha trộn chất tạo mùi vẫn là thử nghiệm tốt nhất cho dị ứng tiếp xúc gây ra bởi nước hoa, do nó sẽ phát hiện khoảng 70-80% các chất gây dị ứng nước hoa. Tuy nhiên, nó cũng mô tả sự cần thiết để thử nghiệm với các chất dị ứng nước hoa thêm vào.

Thật vậy, thử nghiệm với các chất thêm vào, ví dụ các thành phần riêng biệt như như hydroxyisohexyl 3 cyclohexen carboxaldehyde (Lyral), farnesol, và citral cũng như với các hỗn hợp thiên nhiên phức tạp, làm tăng độ nhạy của thử nghiệm. Bởi vì việc tăng tầm quan trọng của dị ứng nước hoa và để đảm bảo rằng những người tiêu dùng nhạy cảm được cung cấp thông tin đầy đủ nên 26 thành phần tạo mùi đã được ghi nhãn như các thành phần mỹ phẩm trên bao gói (phụ lục 3, bảng 2). Với mùi thơm, các phản ứng dị ứng tích cực có liên quan đến dị ứng thường xuyên xảy ra và thường cho thấy sự hiện diện của các thành phần phổ biến hoặc phản ứng chéo trong các sản phẩm tự nhiên, sự xuất hiện của các phản ứng chéo giữa các chất hóa học tạo mùi đơn giản hoặc tính nhạy cảm đi kèm. Hơn nữa, các sản phẩm oxy hóa của các thành phần nước hoa như imonene hoặc các acid resin (là các chất gây dị ứng chính trong Colophan), được tìm thấy như các chất gây ô nhiễm ở rêu (được sử dụng rộng rãi để thay thế cho rêu sồi) cũng như ở chính rêu sồi, đóng một vai trò quan trọng trong khả năng dị ứng của các chất này.

Bảng 2. 26 chất được ghi nhãn không chú ý đến chức năng và nguồn gốc

Tài liệu tham khảo trong phụ lục III

Tên trong hướng dẫn mỹ phẩm

Tên INCI

67

68

69

70

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

81

82

82

83

84

85

85

86

88

89

90

91

92

Amyl cinnamal

Benzyl alcohol

Cinnamyl alcohol

Citral

Eugenol

Hydroxy-citronellal

Isoeugenol

Amyl cinnamyl alcohol

Benzyl salicylate

Cinnamal

Coumarin

Geraniol Hydroxymethylpentylcyclohexenecarboxaldehyde

Anisyl alcohol

Benzyl cinnamate

Farnesol

2-(4-tert-butylbenzyl) propionaldehyde

Linalool

Benzyl benzoate

Hexyl cinnamaldehyde

Citronellol

d-Limonene

Methyl heptin carbonate

3-Metyl-4-(2,6,6-trimethyl-

2-cyclohexen-1-yl)-3-buten-2-one

Oak moss extract

Tree moss extract

Amyl cinnamal

Benzyl alcohol

Cinnamyl alcohol

Citral

Eugenol

Hydroxycitronellal

Isoeugenol

Amylcinnamyl alcohol

Benzyl salicylate

Cinnamal

Coumarin

Geraniol

Hydroxyisohexyl 3-cyclohexene

Carboxaldehyde

Anise alcohol

Benzyl cinnamate

Farnesol

Butylphenyl methylpropional

Linalool

Benzyl benzoate

Hexyl cinnamal

Citronellol

Limonene

Methyl 2-octynoate

a-isomethyl ionone

EU: Evernia prunastri

U.S.A.: Evernia prunastri

(oak moss) extract

EU: Evernia furfuracea

U.S.A.: Evernia furfuracea

(tree moss) extract

Các chất bảo quản

Trong số các chất gây dị ứng, các chất bảo quản là thành phần thứ hai thường thấy sau chất tạo mùi, chúng là các chất gây dị ứng quan trọng trong các sản phẩm làm sạch, sản phẩm chăm sóc da và trang điểm. Tuy nhiên, trong nhóm này, có những sự thay đổi đáng kể trong suốt những năm qua.

Hỗn hợp methyl (chloro) isothiazolinone đã được sử dụng phổ biến vào năm 1980 và sau đó gây ra các dị ứng tiếp xúc. Tần suất này giảm đáng kể trong những năm gần đây. Kể từ đó, formaldehyde và các chất sản sinh ra nó, đặt biệt methyldibromo glutaronitrile khi được sử dụng trong hỗn hợp với phenoxyethanol, thường được biết đến là Euxyl K400 có tầm quan trọng về mặt này, mặc dù tần suất các phản ứng tích cực quan sát thấy dường như bị ảnh hưởng bởi nồng độ thử nghiệm.

Tính chất dị ứng của chất bảo quản cũng khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, trái ngược với lục địa Châu Âu nơi mà các phản ứng với hỗn hợp methyl-(chloro)-isothiazolinone và gần đây hơn methyldibromo glutaronitrile có tần số nhiều nhất, thì ở Vương quốc Anh, formaldehyde và các chất sinh ra nó quan trọng, đặc biệt là quan tâm đến quaternium-15, mặc dù tỷ lệ của nó dường như giảm nhẹ. Các paraben là nguyên nhân hiếm gặp ở viêm da do mỹ phẩm. Khi dị ứng paraben xảy ra, nguồn nhạy cảm nhiều nhất thường là sản phẩm dược phẩm tại chỗ, mặt dù sự hiện diện của nó trong các sản phẩm khác có thể cũng gây nhạy cảm, trường hợp này cũng như đối với các thành phần khác. Ví dụ, một phụ nữ trẻ sau trước đây đã có nhạy cảm với mefenesin trong tình trạng xung huyết da, hiện diện với viêm da tiếp xúc cấp trên mặt ở lần đầu sử dụng kem mỹ phẩm mới chứa chlorphenesin, được sử dụng như một chất bảo quản. Rõ ràng, đây là chất có khả năng gây nhạy cảm và phản ứng chéo với mefenesin, được sử dụng trong dược phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *