Công nghệ hóa trang (Phần I)

Công nghệ hóa trang giúp cho những bệnh nhân chưa đạt được những kết quả trong liệu trình điều trị có được một vẻ bề ngoài khá hơn. Bởi vì vẻ bề ngoài là một trong những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến các mối tương tác xã hội, các nhược điểm trên khuôn mặt, tình trạng mụn đôi khi là một gánh nặng đối với bệnh nhân, làm họ thiếu tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Công nghệ hóa trang có thể giúp che lấp đi những khiếm khuyết, cho bệnh nhân vẻ bề ngoài bình thường và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hóa trang không giống như trang điểm bình thường bằng phấn nên cần phải được tập huấn. Bài viết này sẽ thảo luận về việc sử dụng mỹ phẩm hóa trang.

Mỹ phẩm hóa trang xuất hiện hơn 50 năm trước đây nhằm cải thiện vẻ bề ngoài của các phi công trong Chiến tranh thế giới thứ II – những người bị bỏng trong những trận đánh. Những sản phẩm này cung cấp độ che phủ tốt trên những vùng da bị tổn thương. Sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay nâng cao chất lượng của sản phẩm hóa trang có độ che phủ cao nhưng vẫn giữ được nét tự nhiên.

Có một vài thương hiệu về mỹ phẩm hóa trang trên thị trường. Mục đích của chúng là che đi những vùng da bị mất sắc tố và sẹo đưa hòa vào màu da bình thường của những phần còn lại. Khác với những sản phẩm trang điểm bình thường, mỹ phẩm hóa trang chứa trên 25% là phẩm màu cũng như là các chất độn có tính chất quang học. Các sản phẩm này thường không thấm nước và được thiết kế để che phủ lên trên những khiếm khuyết nhưng vẫn đảm bảo hòa cùng vào được với màu da bình thường của bệnh nhân.

Mỹ phẩm hóa trang tập trung vào những mục tiêu sau:

  1. Màu sắc: màu của sản phẩm phải phù hợp với tất cả các tông màu da, dễ dàng hòa trộn vào màu da bình thường của bệnh nhân.
  2. Độ mờ: sản phẩm phải đủ độ mờ để có thể che phủ được hết những khiếm khuyết.
  3. Không thấm nước: sản phẩm phải giữ được độ bám trên da cho dù có đổ mồ hôi, đi mưa hay đi bơi.
  4. Độ bám dính: lớp hóa trang đương nhiên phải dính trên da, không bị trượt, trôi ra khỏi da.
  5. Lâu trôi: sản phẩm cần phải đảm bảo thời gian sử dụng cho người tiêu dùng và dễ dàng thoa lại khi cần thiết.
  6. Dễ sử dụng: sản phẩm cần phải dễ dàng sử dụng vì nếu mất quá nhiều bước phức tạp sẽ gây trở ngại cho người tiêu dùng.

Có một vài loại mỹ phẩm hóa trang:

  1. Phấn nền che khuyết điểm: là một phương án giúp che phủ hoàn toàn làn da bị hư hại, vượt qua ranh giới của các vùng bị tổn thương. Độ che phủ cao hơn các loại kem nền thông thường nên giúp che phủ được hoàn toàn các khiếm khuyết.
  2. Phấn màu: chọn lựa màu sắc phù hợp với màu da bình thường của người tiêu dùng.
  3. Tạo khối: dùng các sản phẩm có độ sáng khác nhau để tạo nên những đường nét trên khuôn mặt.

Quy trình sử dụng mỹ phẩm hóa trang

Hãy nhớ rằng hóa trang hiệu quả nhất khi áp dụng trong các trường hợp bất thường về màu da hoặc da bị mất màu. Kích thước của tình trạng khiếm khuyết không quan trọng, vì sản phẩm dễ dàng dàn trải dù cho vị trí đó là to hay nhỏ. Tuy nhiên, hóa trang cho một bất thường về kết cấu da thường khó khăn hơn. Sẹo lõm hay lồi đều khó che giấu hơn các vết sẹo bằng phẳng.

Phần này sẽ trình bày các bước cần thiết để hoàn thành một liệu trình hóa trang cho bệnh nhân. Đầu tiên, bệnh nhân cần được hỏi về kinh nghiệm trước đó trong việc hóa trang cho khiếm khuyết của họ chưa? Nếu chưa, các bước sau cần được thảo luận chi tiết. Thứ 2, da bệnh nhân cần được làm sạch bằng sản phẩm phù hợp với loại da của bệnh nhân. Để cho việc hóa trang đạt được kết quả tốt nhất, da của bệnh nhân cần được làm sạch và đầy đủ độ ẩm. Nếu như kem chống nắng ở các bước sau chưa có tính chất dưỡng ẩm thì cần phải sử dụng một sản phẩm dưỡng ẩm riêng. Thứ ba, mỹ phẩm hóa trang phải được lựa chọn phù hợp với da của bệnh nhân. Các chuyên gia hóa trang cần xác định các tông màu cơ bản góp phần vào màu da: haemoglobin tạo màu đỏ, keratin làm da màu vàng và melanin làm da màu nâu. Da mỏng thì dễ đỏ, còn da dàu thì dễ vàng. Vì lý do này mà gần như không thể bắt chước màu da tự nhiên mà chỉ cần một tông màu được. Thứ tư, các chuyên gia hóa trang phải hiểu sâu về màu sắc. Có 3 yếu tố tạo nên màu sắc: hue, value, intensty.

Hue là màu mà chúng ta nhìn thấy nguyên chất được gọi tên như đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu sắc phản ánh một bước sóng phản xạ khác nhau. Ánh sáng được phân tách qua lăng kính thành dải màu như bảy sắc cầu vồng.

Value là chỉ số đo độ sáng tối của màu đó. Cùng 1 màu nhưng khi được cho thêm màu trắng thì nó sáng hơn gọi là màu nhẹ, thêm vào sắc đen thì nó tối hơn và được gọi là màu đậm.

Intensity là độ mạnh của màu hay còn gọi là sắc độ hay độ bão hòa. Một màu bất kỳ sẽ đạt được đến cường độ mạnh nhất khi trộn với màu đen hoặc trắng. Ngoài ra còn có thể thay đổi sắc độ từ nhạt cho tới trung tính bằng cách thêm màu xám vào.

Việc tìm một màu giống nhau giữa hai nhà sản xuất khác nhau là rất khó khăn vì sự đa dạng của độ sáng tối cũng như cường độ của màu. Màu sắc thật sự của một sản phẩm là khi chúng được dùng lên da, vì có những sản phẩm nhìn cảm quan bên ngoài có thể cho rằng có màu giống nhau nhưng khi dùng trên các làn da khác nhau.

Việc sử dụng màu trung hòa trong hóa trang cũng gây nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia cho rằng màu trung hòa có thể làm thay đổi màu sắc của da. Ví dụ màu xanh là cây có thể làm mất đi màu đỏ, màu lavender có thể che được màu vàng. Các tác giả khác lại cho rằng một màu thứ ba đã được tạo ra. Khi kết hợp hai màu đối lập nhau trong bảng màu (ví dụ màu xanh lá cây và màu đỏ hoặc màu vàng và màu tím) sẽ cho ra màu xám hoặc đậm hơn là màu nâu có thể phù hợp với màu da.

Đối với các khiếm khuyết tạo thành đường, cần sử dụng nhiều loại sản phẩm. Đối với những vết sẹo bị phì đại, da vùng đó sáng hơn so với những vùng da xung quanh nên cần dùng sản phẩm có màu đậm hơn xung quanh. Đối với sẹo bị teo lại thì có màu đậm hơn xung quanh nên cần dùng những sản phẩm có màu sáng hơn những vùng da xung quanh.

Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm phù hợp, các chuyên gia hóa trang sẽ cho sản phẩm lên mặt sau của bàn tay như một họa sĩ sử dụng bảng màu để làm ấm và mềm sản phẩm. Nhiệt độ của da tay sẽ giúp cho sản phẩm dẻo hơn và dễ sử dụng hơn. Tốt nhất là nên dùng bông phấn để tán sản phẩm nhưng cũng có thể dùng tay. Các chuyển động vỗ trên da sẽ giúp sản phẩm dàn đều trên da nhưng không bít tắc lỗ chân lông và giúp da giữ được độ tự nhiên. Các đường nét trên khuôn mặt được tạo nên từ những sản phẩm khác. Một sản phẩm hóa trang không được sử dụng trên toàn bộ khuôn mặt như các loại phấn thông thường khác nhưng chỉ tập trung vào những vùng da bị khiếm khuyết để có thể hòa cùng màu với những vùng xung quanh càng gần càng tốt. Bệnh nhân phải chú ý là màu của sản phẩm khi để trên da tay sẽ không giống như khi sản phẩm áp dụng trên mặt. Sau khi dùng các sản phẩm nền, bước tiếp theo có thể là phấn phủ hoặc các sản phẩm giúp không bị trôi khi tiếp xúc với nước. Các loại phấn phủ được lựa chọn thường là trong mờ nên không làm thay đổi màu sắc của sản phẩm lớp phía dưới. Đối với những bệnh nhân có làn da khô, không cần phải sử dụng phấn phủ vì các loại dầu sẽ nhanh chóng thấm vào da.

Nhiều bệnh nhân có thể chỉ sử dụng một loại tạo bóng khi độ phù hợp màu sắc chưa đạt. Nam giới không thích việc phối trộn các màu sắc. Sẽ thú vị hơn khi các bệnh nhân biết sử dụng loại sản phẩm chỉ có 1 màu so với việc hết hợp nhiều tông màu khác nhau, điều đó cũng chứng minh rằng việc phối trộn màu không hề khó và rất thú vị.

Cuối cùng, mỹ phẩm hóa trang cần được loại bỏ trước khi đi ngủ. Tẩy trang đối với những sản phẩm này khó hơn đối với những sản phẩm trang điểm thông thường. Rượu hoặc acetone có thể gây khó chịu cho làn da nhạy cảm, do đó tốt hơn hết là dùng kem tẩy trang thân nước. Sau đó, lau sạch bằng bông cotton và rửa lại bằng nước ấm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *