17 chất độc hóa học cần tránh trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (phần 5)

14. KEM CHỐNG NẮNG HÓA HỌC (VỚI RETINYL PALMITATE, OXYBENZONE VÀ OCTYL METHOXYCINNAMATE)

Khi nhiều chất hóa học được sử dụng trong các kem chống nắng phổ biến tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các phản ứng xảy ra giữa các hoạt chất của kem chống nắng và các thành phần tá dược và lớp biểu bì. Phản ứng độc hại bao gồm viêm, tác động lên da, phản ứng dị ứng và tác động làm thay đổi DNA. Kem chống nắng hóa học có những thành phần thúc đẩy ung thư.

Kem chống nắng tự nhiên với titan dioxid và kẽm oxide là giải pháp thay thế an toàn.

Mối nguy hại đối với sức khỏe: FDA đã xem xét về độ an toàn của các thành phần kem chống nắng vào năm 1978. Vào thời điểm đó, đã công bố kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn toàn diện về độ an toàn và tính hiệu quả của kem chống nắng. Hơn 30 năm sau đó, cơ quan này vẫn chưa công bố bất kỳ tiêu chuẩn nào cho các thành phần kem chống nắng. Do đó, các nhà sản xuất tại Hoa kỳ được tự do tung ra thị trường các sản phẩm chứa các thành phần chưa được chứng minh độ an toàn.

Oxybenzone: theo EWG, có một số nguy cơ bị nghi ngờ liên quan tới oxybenzone. Nó được chứng minh là xâm nhập vào da và gây ra nhạy cảm ánh sáng. Như là một nguyên nhân gây ung thư do ánh sáng, nó được chứng minh làm gia tăng sản xuất các gốc tự do có hại và khả năng tấn công các tế bào DNA, vì vậy, nó được cho là yếu tố đóng góp vào sự gia tăng gần đây của các trường hợp u ác tính ở những người sử dụng kem chống nắng. Một số nghiên cứu đã chứng minh nó tác động tương tự như nội tiết tố estrogen, cho rằng nó có thể gây ung thư vú. Nó cũng được cho là có liên quan đến bệnh chàm.

Ngoài ra, còn tồn tại nhiều mối lo ngại liên quan đến sự hấp thu qua da của cơ thể người của oxybenzone. Trong một nghiên cứu, các cá nhân sử dụng kem chống nắng có 4% oxybenzone và gửi mẫu nước tiểu 5 ngày sau khi sử dụng. Tất cả các mẫu nước tiểu của các đối tượng được phát hiện chứa oxybenzone, cho thấy khả năng cơ thể tích lũy chất này. Năm 2008, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã tiến hành một thí nghiệm tương tự trên phạm vi toàn quốc và phát hiện các hợp chất hóa học hiện diện trong 96,8% mẫu nước tiểu của người được khảo sát. Theo kết quả đó, khuyến cáo được đưa ra là các cha mẹ cần tránh để con họ sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này. Điều này dựa trên sự khẳng định rằng trẻ dưới 12 tuổi chưa phát triển đầy đủ các enzym cần thiết để phá vỡ các dẫn xuất của oxybenzone.

Octyl methoxycinnamate: octyl methoxycinnamate (OMC) là chất hóa học chính sử dụng trong kem chống nắng để lọc tia UVB. OMC hiện diện trong hầu hết các nhãn hiệu kem chống nắng phổ rộng. Hơn nữa, nó được chứng minh là chất độc đặc biệt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Theo cơ sở dữ liệu mỹ phẩm, tỷ lệ octyl methoxycinnamate an toàn là 70%, có nhiều mối lo ngại liên quan đến việc sử dụng nó, bao gồm những biến đổi sinh hóa gây ra đột biến và sự chết của tế bào khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tác hại trên hệ miễn dịch và tác động quang dị ứng, độc tố sinh sản dẫn tới các tác động estrogen, tác hại trên hệ thống cơ quan đặc biệt ở gan và tăng cường sự hấp thu ở da. Octyl methoxycinnamate được hấp thu tương đối dễ dàng qua da và được chứng minh trong một số nghiên cứu có thể thúc đẩy sự sinh ra các gốc tự do có hại.

Retinyl palmitate: kem chống nắng sử dụng vitamin A trong công thức do đây là một chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Tuy nhiên, nghiên cứu FDA hoa kỳ cho thấy vitamin A dạng retinyl palmitate khi được sử dụng trong kem chống nắng và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tăng tốc độ phát triển các tổn thương trên da và các khối u.

Kết luận này đến từ sự phân tích của EWG bởi FDA và chương trình về độc học quốc gia. Theo EWG nêu trong báo cáo năm 2011, phân tích các nhãn sản phẩm, tìm thấy thành phần retinoid trong hàng trăm loại kem chống nắng, kem dưỡng da, son môi, son chống nắng, tất cả đều gây lo ngại về độ an toàn đối với da tiếp xúc với ánh nắng. Tại thời điểm này, chương trình về độc học quốc gia và FDA đã đầu tư hơn một thập kỷ để nghiên cứu về các retinoid, đưa đến kết luận vào tháng 1 năm 2011 rằng cả retinyl palmitate và retinoic acid làm tăng tốc độ phát triển các tổn thương ung thư và các khối u. Một năm sau khi EWG lên tiếng cảnh báo về retinyl palmitate vẫn không có vị trí FDA về độ an toàn của retinoid trong mỹ phẩm. Ngành công nghiệp kem chống nắng tiếp tục chống lại cảnh báo của EWG. Phần lớn các công ty mỹ phẩm đã không loại bỏ những thành phần này ra khỏi kem chống nắng, các sản phẩm cho môi và da khác. EWG khuyến cáo người tiêu dùng tránh các sản phẩm chứa vitamin A, retinyl palmitate và retinol.

Các thành phần có hại khác được tìm thấy trong kem chống nắng: một số nghiên cứu cho thấy nhiều thành phần chống nắng khác có tính chất độc hại được hấp thu qua da và cuối cùng lưu hành trong máu. Dưới đây là danh sách một số những thành phần phổ biến nhất: avobenzone, benzophenone-3, butyl methoxydibenzoylmethane, cinoxate, dioxybenzone, homosalate, anthranilate mentyl, octocrylene, octyl salicyclate, octyl methoxycinnamate (OMC), oxybenzone, padimate O, para amino axit benzoic và paba este, phenylbenzimidazole, sulisobenzone, bất kỳ loại salicylate nào.

15. NHÔM

Nhôm là một thành phần phổ biến trong chất khử mùi và chủ yếu là chất chống tiết mồ hôi. Nó có liên quan tới chứng rối loạn não alzheimer và có khả năng là một yếu tố nguy cơ trong bệnh ung thư vú. Các hợp chất nhôm có trong chất chống mồ hôi hình thành một nút bịt tạm thời trong ống dẫn mồ hôi giúp làm ngừng chảy mồ hôi lên bề mặt của da, làm cho các độc tố chảy ngược lại vào dòng máu.

Mối nguy hại đối với sức khỏe: nhôm có thể được tìm thấy trong nước uống, chất chống tiết mồ hôi, thuốc tiêm chủng, bột nở, các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, sữa đậu nành, sữa bò, thuốc kháng acid và giấy nhôm, nồi, niêu, xoong, chảo. Trong nước, nhôm được sử dụng giúp loại bỏ keo tụ. Không may đây là một chất độc thần kinh, liên kết và dính vào các tế bào hồng cầu và bạch cầu và các nội tiết tố dẫn đến đột quỵ vi mạch và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Hợp chất nhôm được sử dụng như là hoạt chất trong chất chống tiết mồ hôi. Những hợp chất này hình thành nút chặn tạm thời trong ống dẫn mồ hôi làm ngừng dòng chảy mồ hôi thoát ra ngoài bề mặt da. Một số nghiên cứu cho thấy rằng các hợp chất nhôm được sử dụng thường xuyên và để lại trên da gần ngực có thể hấp thu bởi da và gây ra tác động như estrogen. Do estrogen có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú nên một số nhà khoa học cho rằng các hợp chất nhôm trong chất chống tiết mồ hôi có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư vú.

Trung bình một người sẽ tiêu thụ và ăn hơn 3 pound (gần 1kg 361g) nhôm trong cuộc đời, tương đương với 229 feet2 (21,3m2) giấy nhôm.

16. KIM LOẠI NẶNG: CHÌ, THỦY NGÂN, CATMI, ASEN, NIKEN…

Kim loại nặng có thể tích tụ trong cơ thể theo thời gian và được cho là gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có thể bao gồm ung thư, rối loạn sinh sản và phát triển, các vấn đề về thần kinh, mất trí nhớ, tâm trạng lâng lâng, rối loạn thần kinh-cơ-khớp, tim mạch, xương, máu, hệ thống miễn dịch, thận và các vấn đề thận, đau đầu, ói mửa, buồn nôn và tiêu chảy, tổn thương phổi, viêm da tiếp xúc và tóc dễ gãy và rụng tóc. Nhiều kim loại đang bị nghi ngờ gây rối loạn nội tiết tố và độc tố hô hấp.

Chì: chì là một chất độc thần kinh được tìm thấy trong mỹ phẩm, nhựa, pin, xăng dầu, thuốc trừ sâu, gốm men, ống hàn và sơn. Vào tháng 10 năm 2007, chiến dịch về an toàn mỹ phẩm đã thử nghiệm hàm lượng chì của 33 thương hiệu son môi nổi tiếng tại một phòng thí nghiệm độc lập. Kết quả có 61% son môi chứa chì với mức độ khác nhau, lên đến 0,65 phần triệu. FDA tìm thấy hàm lượng chì cao nhất trong son môi được thực hiện bởi ba nhà sản xuất: Procter & Gamble (thương hiệu Cover girl), L’oreal (thương hiệu L’oreal, Body shop và Maybelline) và Revlon. Tuy nhiên đến nay FDA vẫn chưa có hành động nào để bảo vệ người tiêu dùng.

Trong cơ thể, chì không những sẽ tích lũy trong các mô, đặc biệt là xương, mà còn trong gan, thận, tuyến tụy, và phổi. Phụ nữ mang thai và trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương vì chì có thể đi qua nhau thai dễ dàng và xâm nhập vào não của thai nhi. Chì cũng có thể đi qua sữa mẹ và lưu trữ trong xương. Ngay sau khi tiếp xúc, con người có thể loại bỏ 50% chì trong vòng 2-6 tuần nhưng phải mất 25-30 năm để loại bỏ 50% lượng chì tích tụ trong cơ thể theo thời gian.

Không có nồng độ an toàn của chì trong máu được biết đến, thậm chí với mức thấp nhất đã có ảnh hưởng đến thai nhi và hệ thống thần kinh trung ương ở trẻ em. Một lượng nhỏ chì đã được ghi nhận là có hại cho sức khoẻ con người. Trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em, bào thai, và phụ nữ mang thai dễ bị tác động liều thấp mãn tính của chì. Tiếp xúc ở nồng độ thấp mãn tính có thể ảnh hưởng đến thận, hệ tim mạch, máu, hệ thống miễn dịch, và đặc biệt là hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên. Sự thiếu hụt IQ có liên quan tới nồng độ chì trong máu cao, bao gồm cả những người có nồng độ thấp. Tiếp xúc với chì cũng liên quan đến sẩy thai, những thay đổi nội tiết tố, làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới và phụ nữ, kinh nguyệt không đều, chậm trễ trong tuổi dậy thì bắt đầu ở bé gái, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng, thần kinh, rối loạn cơ và khớp, tim mạch, xương và thận và các vấn đề về thận. Chì và các hợp chất chì vô cơ đã được phân loại là có thể gây ung thư cho con người. Nó cũng là một trong những chất đầu tiên được coi là “độc” ở Canada. Phơi nhiễm cấp tính ở nồng độ cao có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê và tử vong.

Thủy ngân: theo cơ sở dữ liệu về da của EWG, nó là một tạp chất có thể có trong 1,9% các sản phẩm, bao gồm son bóng, son lót, kẻ mắt, kẻ lông mày, kem dưỡng ẩm, mascara, kem dưỡng da em bé, son môi, và phấn phủ mắt. Thủy ngân đã được tìm thấy trong các sản phẩm làm sáng da, chống lão hóa, khử trùng và chống nhăn.

Hầu hết các tài liệu tập trung vào các tác động sau khi tiếp xúc hít phải hơi thủy ngân kim loại và tiếp xúc bằng miệng với các hợp chất thủy ngân vô cơ và hữu cơ. Có ít thông tin về tác dụng phụ sau khi tiếp xúc qua da đối với thuốc mỡ và các loại kem có chứa các hợp chất thủy ngân vô cơ.

Thủy ngân là một chất độc thần kinh. Các dạng khác nhau của thủy ngân đều độc. Thủy ngân hữu cơ (methyl) có mối lo ngại lớn hơn thủy ngân vô cơ, tuy nhiên, tất cả các dạng thủy ngân được hấp thu qua da và niêm mạc và khi tiếp xúc với da có thể dẫn đến nhiễm độc toàn thân. Tiếp xúc với thủy ngân có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Nó có thể gây phá hủy thận và hệ thần kinh, có thể cản trở sự phát triển của não bộ ở trẻ em chưa sinh và trẻ nhỏ. Thủy ngân dễ hấp thụ qua da. Nó cũng có thể gây ra các triệu chứng như dễ bị kích thích, run, thay đổi thị lực và thính giác, các vấn đề trí nhớ, trầm cảm, và tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc xung quanh miệng.

Catmi: catmi từ kem dưỡng tóc và kem toàn thân có thể được hấp thụ vào cơ thể người qua tiếp xúc da. Nó được sử dụng chủ yếu để làm pin nickel-cadmium, còn được sử dụng trong các chất nhuộm, nhựa polyvinyl clorua (PVC), và các lớp phủ công nghiệp. Catmi được hấp thụ vào cơ thể, tích tụ trong thận và gan, mặc dù nó có thể được tìm thấy trong hầu hết các mô trưởng thành. Tổng số lượng hấp thụ của con người đã được ước tính vào khoảng 0,2- 0,5 mg/ngày, với hấp thụ qua da ước tính là 0,5%. Catmi được hấp thu với lượng nhỏ sẽ được loại bỏ 50% khỏi cơ thể sau 10-12 năm tiếp xúc. Catmi và hợp chất catmi được coi là “gây ung thư cho con người”.

Asen: con người chủ yếu tiếp xúc với asen qua thực phẩm, nhưng cũng từ các nguồn khác bao gồm nước, đất, không khí xung quanh, bụi nhà, và hút thuốc uống. Asen đã được tìm thấy ở nồng độ 2,3ppm trong một nghiên cứu về sự hiện diện của nó trong 88 màu sắc khác nhau của phấn phủ mắt, và cũng đã được tìm thấy trong các loại kem tẩy trắng da.

Hợp chất asen được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa và phân bố khắp cơ thể, bao gồm bào thai đang phát triển, và chủ yếu có thể được tìm thấy trong gan, thận, phổi, lá lách, và da trong vòng 24 giờ. Con người có thể loại bỏ 50% asen ra khỏi cơ thể trong vòng 2-40 ngày sau đó, mặc dù nó có xu hướng tích tụ trong da và tóc theo thời gian. Asen cũng có thể bị hít hoặc hấp thu qua da, mặc dù một nghiên cứu của mỹ FDA đã dự đoán rằng sự tiếp xúc qua da với asen có thể đóng góp ít hơn 1% của các tiếp xúc qua đường tiêu hóa.

Asen và các hợp chất vô cơ của nó được coi là “gây ung thư cho con người” theo cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) và được coi là “độc” ở Canada do gây ung thư. Ở người, liều gây chết được ước tính là từ 50-300mg (hoặc 0,8-5 mg/ kg) đối với asen trioxide.

Uống nước có hàm lượng asen rất cao đã được cho thấy làm tăng nguy cơ ung thư ở các cơ quan nội tạng như bàng quang, gan và phổi. Tiếp xúc lâu dài qua tiêu hóa cũng liên quan với ung thư da, làm dày da hoặc mất màu, giảm sản xuất tế bào máu, tổn thương mạch máu, tê tay chân, buồn nôn và tiêu chảy. Theo một nghiên cứu đơn lẻ với một số ít người tham gia, nó cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Tiếp xúc lâu dài do hít phải bao gồm một số các tác động trên da, rối loạn thần kinh và tuần hoàn ngoại biên, tăng nguy cơ ung thư phổi, và khả năng tăng nguy cơ của đường tiêu hóa và các bệnh ung thư hệ thống tiết niệu. Tiếp xúc lâu dài với da dường như không có khả năng dẫn đến bất kỳ tác dụng nội bộ nghiêm trọng nào.

Niken: niken có nguồn gốc tự nhiên và có thể là một yếu tố thiết yếu ở người. Nó được sử dụng trong nhiều thứ từ tiền kim loại và đồ trang sức đến các chất trao đổi nhiệt, pin, và màu gốm, ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác. Con người được tiếp xúc với một lượng nhỏ, chủ yếu là thông qua thực phẩm, mặc dù còn thông qua không khí, nước, đất, bụi trong nhà, và tiếp xúc qua da với các sản phẩm có chứa nó, bao gồm cả mỹ phẩm. Tiếp xúc của thai nhi cũng có thể xảy ra và nó cũng có thể được truyền cho em bé bú mẹ. Nồng độ phơi nhiễm cao có thể dẫn đến những ảnh hưởng cho sức khỏe tùy thuộc vào con đường và loại niken tiếp xúc. Trong khi một số loại niken đã được coi là “độc” vì mối nguy hại đến sức khỏe do bởi đặc tính gây ung thư thì trong một số trường hợp có ảnh hưởng đến môi trường, niken kim loại lại không được coi là một mối quan tâm đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, niken kim loại và hợp kim đã được phân loại là có thể gây ung thư cho con người. Ngoài ra, dị ứng với niken phổ biến và có thể gây viêm da tiếp xúc nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Cách đây 10 năm, trường hợp đầu tiên của dị ứng niken gây ra bởi phấn phủ mắt đã được báo cáo, thậm chí ngay cả ở nồng độ 1 ppm có thể gây dị ứng có sẵn.

17. TALC

Thường được tìm thấy trong phấn em bé, phấn mặt, phấn cơ thể. Talc được biết đến là chất gây ung thư và là nguyên nhân chính gây ung thư buồng trứng. Nó có thể gây hại nếu được hít vào vì có thể cư trú ở phổi, gây rối loạn hô hấp. Kể từ đầu những năm 1980, hồ sơ cho thấy rằng mỗi năm hàng ngàn trẻ sơ sinh tử vong hoặc bệnh nặng sau khi hít ngẫu nhiên của phấn em bé.

Tại sao sử dụng: talc là một khoáng sản, được sản xuất từ khai thác đá talc và sau đó xử lý bằng cách nghiền, sấy khô và xay xát. Talc được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng khác nhau, từ thuốc diệt côn trùng trong nhà và thuốc trừ sâu đến các thuốc kháng acid. Talc được sử dụng cho các đặc tính chống ẩm trong phấn em bé, bột thuốc, phấn thơm. Bởi vì talc có khả năng chống ẩm nên cũng được sử dụng trong các ngành công nghiệp dược phẩm để sản xuất thuốc và là một thành phần được liệt kê của một số thuốc kháng acid. Talc là thành phần chính trong thuốc trừ, bọ chét và bột đánh dấu. Talc được sử dụng ở lượng nhỏ trong chất khử mùi, phấn, bút chì màu, dệt may, xà phòng, vật liệu cách điện, sơn, chất độn nhựa đường, giấy, và trong chế biến thực phẩm.

Mối nguy hại đối với sức khỏe: Talc độc hại. Các hạt talc gây khối u ở buồng trứng và phổi người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mạnh mẽ giữa việc sử dụng thường xuyên talc ở vùng sinh dục nữ và ung thư buồng trứng. Các hạt talc có thể di chuyển qua các hệ thống sinh sản và gắn vào niêm mạc của buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng và thấy rằng những phụ nữ bị ung thư buồng trứng đã sử dụng bột talc ở vùng sinh dục của họ thường xuyên hơn so với phụ nữ khỏe mạnh.

Talc liên kết với miăng gây ung thư mạnh. Hạt talc đã được chứng minh là gây ra các khối u trong buồng trứng và phổi của nạn nhân ung thư. Trong 30 năm qua, các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng các hạt talc và tìm thấy những điểm nguy hiểm tương tự với miăng. Phản ứng lại bằng chứng này vào năm 1973, FDA đã soạn thảo một nghị quyết giới hạn số lượng các sợi miăng trong mỹ phẩm chứa talc. Tuy nhiên, không có phán quyết nào đã từng được thực hiện và ngày hôm nay, mỹ phẩm chứa talc vẫn không điều tiết từ chính phủ liên bang. Việc không hành động này bỏ qua một báo cáo của Chương trình về độc học quốc gia 1993 thấy rằng mỹ phẩm chứa talc, mà không có bất kỳ sợi miăng nào gây ra các khối u ở đối tượng động vật. Rõ ràng có hoặc không có sợi miăng, mỹ phẩm chứa talc vẫn là một chất gây ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *