VITAMIN B12 Tháng Mười Hai 20, 2017Tháng Mười Hai 20, 2017RD Vitamin B12 là một họ các hợp chất có chứa một nguyên tử coban (một tên khác của vitamin B12 là cobalamin). Các dạng tổng hợp của vitamin B12 là hydroxycobalamin và cyanocobalamin. 2 dạng coenzym của vitamin B12 là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin. Cơ thể chỉ chứa lượng vitamin B12 rất nhỏ (khoảng 2-5mg), 50-90% trong số đó dự trữ tại gan. Công thức cấu tạo vitamin B12 1. Chức năng Chuyển hóa folat Vitamin B12 rất quan trọng trong việc kích hoạt folat thành dạng hoạt hóa của nó (THF). Khi thiếu hụt vitamin B12, mô dự trữ folat ở dạng bất hoạt, dẫn đến thiếu hụt folat chức năng. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau của folat và vitamin B12 đã giải thích lý do tại sao không thể phân biệt được những triệu chứng thiếu folat và vitamin B12. Chuyển hóa acid amin Vitamin B12 cần thiết trong quá trình chuyển đổi homocystein (một acid amin có độc) thành methionin. Chuyển hóa chất béo Vitamin B12 là một coenzym của quá trình chuyển đổi methylmalonat thành succinat và cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất béo tối ưu trong tế bào. Sao chép tế bào Cùng với folat, vitamin B12 cần thiết cho quá trình tổng hợp acid nucleic và tổng hợp ADN. Hệ thần kinh Vitamin B12 quan trọng trong quá trình tổng hợp myelin, vỏ bọc bảo vệ bao quanh nhiều dây thần kinh ở ngoại biên, tủy sống và não. Chống oxy hóa Vitamin B12 giúp duy trì glutathion ở dạng thu gọn cần thiết cho chức năng chống oxy hóa của nó (Vitamin B12 helps maintain glutathione in the reduced form necessary for its antioxidant functions). 2. Nguy cơ thiếu vitamin vitamin B12 Giảm tiết acid và yếu tố nội tạị tại dạ dày ở người lớn tuổi. Trong khi, cả acid và yếu tố nội tại đều cần thiết cho quá trình hấp thu tối ưu vitamin B12. Do đó, nhiều người lớn tuổi có nguy cơ bị thiếu vitamin B12. Phụ nữ mang thai và cho con bú tăng nhu cầu vitamin B12, do đó nếu chế độ ăn của mẹ kém dinh dưỡng thì cả mẹ và bé đều có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Gan là nơi dự trữ vitamin B12 và cũng là nơi sản xuất ra các protein máu đặc biệt quan trọng cho quá trình vận chuyển và chức năng của vitamin. Do đó, bệnh gan có thể làm giảm vitamin B12. Trong bệnh thiếu máu ác tính, viêm dạ dày mãn tính có kèm theo các tế bào sản sinh ra yếu tố nội tại bị teo sẽ gây ra thiếu hụt vitamin B12 nghiêm trọng. Các bệnh về ruột như tiêu chảy mỡ nhiệt đới (tropical sprue), celiac, bệnh tụy, bệnh Crohn và viêm ruột mãn tính có kèm tiêu chảy (như AIDS) làm giảm hấp thu vitamin B12. Chế độ ăn chay nghiêm ngặt (không có sản phẩm từ động vật, sữa và trứng) không chứa vitamin B12 có thể gây ra thiếu hụt vitamin B12. Uống nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12 do phá hủy niêm mạc dạ dày và gan. Hút thuốc lá làm giảm vitamin B12 và có thể gây ra những trở ngại cho thị giác (như nhìn mờ và “chứng giảm thị lực do thuốc lá”) ở những người hút thuốc lá lâu năm. Sử dụng acid para-aminosalisylic (PASA), colchicin, neomycin, metformin, cholestyramin hoặc thuốc ngừa thai dạng uống trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt vitamin B12. 3. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu vitamin B12 Quá trình sao chép tế bào bị suy yếu dẫn đến teo và viêm niêm mạc trong miệng và toàn bộ đường tiêu hóa; đau lưỡi, giảm hấp thu chất dinh dưỡng, táo bón, chán ăn và sụt cân. Thiếu máu (nguyên hồng cầu khổng lồ) kèm mệt mỏi, yếu, thở ngắn và giảm khả năng tập trung. Giảm sản xuất tiểu cầu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu bất thường. Quá trình phát triển của tế bào bạch cầu bị suy yếu làm giảm đáp ứng miễn dịch với nhiễm trùng và/hoặc ung thư. Cáu kỉnh, có thái độ chống đối, hay quên, nhầm lẫn, trí nhớ kém, kích động, rối loạn tâm thần (ảo tưởng, ảo giác), trầm cảm. Tê và ngứa tay-chân, mất cảm giác, cử động run rẩy, phối hợp cơ kém, dáng đi không vững. 4. Nguồn thực phẩm chứa vitamin B12 dồi dào Bảng các thực phẩm giàu vitamin B12 Thực phẩm Khẩu phần μg Gan bê 100g 60 Con trai 100g 8 Cá hồi 100g 3 Thịt bò (phi lê) 100g 2 Trứng 1 quả, kích cỡ vừa 1 Phô mai cứng 30g 0,6 Sữa 1 ly lớn 0,4 Các thực phẩm từ thực vật không chứa vitamin B12. Mặc dù vi khuẩn đường ruột tổng hợp một lượng nhỏ các hợp chất giống vitamin B12 nhưng các hợp chất này lại không đóng góp vào nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, chỉ có những nguồn thực phẩm từ các sản phẩm động vật như thịt, hải sản, trứng và sữa mới cung cấp vitamin B12. Vitamin B12 nhạy cảm với nhiệt và có thể mất đi một lượng đáng kể trong khâu chuẩn bị thức ăn, ví dụ như nấu sữa trong 2 phút có thể làm mất 30 vitamin B12. 5. Nhu cầu khuyến nghị vitamin B12 Bảng nhu cầu vitamin B12 được khuyến nghị (μg) Dự phòng thiếu UK RNI* (1991) USA DRI** (1998) Nam giới trưởng thành 1 2,4 Nữ giới trưởng thành*** 1 2,4 Liều điều trị Pauling (1986) Werbach (1990/99) Nam giới trưởng thành 100-200 10-2000 Nữ giới trưởng thành*** 100-200 10-2000 *RNI: recommended nutrient intakes: nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị. **DRI: dietary reference intakes: chế độ ăn uống tham khảo. ***Không bao gồm phụ nữ mang thai và cho con bú. 6. Sử dụng vitamin B12 Rối loạn tâm thần/thần kinh Thiếu hụt vitamin B12 trong hệ thần kinh trung ương (ngay cả với nồng độ vitamin B12 trong máu bình thường và không có thiếu máu) có thể gây ra bệnh tâm thần, trầm cảm và/hoặc thiếu máu. Chứng mất trí nhớ và lú lẫn đặc biệt ở người lớn tuổi, có thể có hiệu quả khi điều trị bằng vitamin B12. Xơ vữa động mạch Vitamin B12 hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch do homocystein máu cao. Vitamin B12 cùng với folat làm giảm lượng homocystein trong máu bằng cách chuyển hóa homocystein thành methionin. Ung thư phổi Vitamin B12 cùng với folat có thể làm giảm số tế bào tiền ung thư trong phổi do hút thuốc lá gây ra, do đó làm giảm nguy cơ ung thư phổi. Rối loạn dị ứng Vitamin B12 có hiệu quả với những người bị hen dị ứng, dị ứng da và chàm dị ứng. Nó cũng có thể làm giảm dị ứng thức ăn, đặc biệt đối với sulfit và các chất bảo quản thực phẩm khác. Rối loạn thần kinh ngoại biên Bổ sung vitamin B12 có thể làm giảm đau và các triệu chứng của rối loạn thần kinh (như đau dây thần kinh sau herpes và đau dây thần kinh sinh ba) cũng như mau làm lành các tổn thương dây thần kinh sau do chấn thương. Vitamin B12 cũng có thể có hiệu quả trong điều trị người bệnh tiểu đường có bệnh thần kinh. 7. Độc tính Không có báo cáo về độc tính vitamin B12 ở người lớn khỏe mạnh, ngay cả khi uống liều cao (>10mg/ngày). Tiêm tĩnh mạch hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng (nhưng phản ứng này có thể là do thành phần khác trong dung dịch tiêm chứ không phải từ vitamin B12).