Vai trò của biotin trong việc chăm sóc da và tóc (Phần 1)

Tổng quan về biotin

Biotin còn được gọi là Coenzyme R, vitamin B7 hoặc vitamin H là một phần của vitamin B phức tạp- một nhóm các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho các chức năng chuyển hóa, thần kinh, tiêu hóa và tim mạch.

Biotin thường xuất hiện dưới dạng bột tinh thể trắng, tan trong nước và rượu, hòa tan tốt trong dung dịch loãng của hydroxyd kiềm. Nó có sự hấp thu không đặc hiệu trong phạm vi tia cực tím, dần bị phá hủy bởi bực xạ tia cực tím.. Một lượng nhỏ biotin có mặt trong mỗi tế bào sống ở động vật và mô thực vật chủ yếu ở dạng kết hợp được giải phóng bằng cách thủy phân enzym trong quá trình tiêu hóa . Biotin được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên như thịt nội tạng, trứng, bơ, súp lơ, quả mọng, cá, các loại đậu và nấm…

Trong ngành làm đẹp, biotin là thành phần phổ biến trong sản phẩm chăm sóc cá nhân, được sử dụng chủ yếu trong các công thức dầu gội, dầu xả, các chất giữ ẩm…

Phương pháp sản xuất biotin: dl-Biotin được tổng hợp từ 4-benzamido-3-ketotetrahydrothiophene, methyl y-formylbutyrat và từ 3,4-diamino-2-carbomethoxythiophene.

Tầm quan trọng của biotin

Theo các nghiên cứu, dùng liều cao biotin có thể giúp điều trị tóc và móng dễ bị gãy, yếu, hư tổn. Trên thực tế lợi ích này lần đầu tiên được phát hiện khi biotin cho thấy hiệu quả của nó trong vấn đề xử lý móng ngựa bị giòn, dễ nứt.

Biotin góp phần tạo vẻ ngoài trẻ trung, khỏe mạnh vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho tóc, móng tay và da của chúng ta nhờ vào đặc tính giữ ẩm và làm mịn, giúp cải thiện độ bền của móng, độ dày của tóc. Ngoài ra biotin còn giúp bảo vệ da khỏi mụn trứng cá.

Biotin hòa tan trong nước và vận chuyển trong máu nên bất kỳ lượng dư thừa không sử dụng sẽ được loại bỏ qua nước tiểu. Do đó cơ thể không tích lũy trữ lượng biotin và tiêu thụ một lúc quá nhiều nên mức độ gây độc rất hiếm. Tuy nhiên điều này có nghĩa là bạn cần phải cung cấp một lượng biotin hợp lý hằng ngày để giữ cho tóc, da được khỏe đẹp.

Với sự thiếu hụt biotin có thể kích hoạt một loạt các bệnh về da như vảy nến, viêm da, ngứa toàn thân. Biotin được cho là có góp phần hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự cân bằng nội tiết vì việc thiếu hụt biotin dẫn đến dinh dưỡng da kém, từ đó có khả năng làm tắc nghẽn hệ thống thần kinh.

Biotin rất cần thiết để duy trì một làn da, tóc và móng khỏe mạnh. Mặc dù việc thiếu hụt là rất hiếm, nhưng khi lượng biotin trong cơ thể giảm, các triệu chứng sẽ bao gồm:

  • Da khô, rụng tóc, thường xuyên mệt mỏi
  • Gặp các vấn đề tiêu hoá và đường ruột
  • Đau cơ, nhức mỏi, tổn thương thần kinh, chuột rút, suy giảm nhận thức.

Khi một người bị thiếu biotin các triệu chứng biểu hiện như trên có thể là do bị tác động từ bên ngoài, thói quen, sự thay đổi từ bên trong cơ thể….Dưới đây là các yếu tố tăng nguy cơ thiếu hụt biotin:

  • Mang thai
  • Sử dụng thuốc chống động kinh, rượu, kháng sinh, hút thuốc lá trong một thời gian dài.
  • Sử dụng nhiều lòng trắng trứng do chứa protein avidin có thể can thiệp vào quá trình hấp thu biotin qua hệ tiêu hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *