Tác dụng chống viêm của muối biển?

Việc sử dụng nước biển và muối biển trở nên khá phổ biến trong việc điều trị các tình trạng da dị ứng, vảy nến, kích ứng da, viêm da tiếp xúc. Nước khoáng và nước biển có hàm lượng cao các thành phần như stronti và selen, tạo độ thẩm thấu cao. Mặc dù được sử dụng rộng rãi những nước biển vẫn chưa được tập trung nghiên cứu về hiệu quả điều trị và cơ chế tác động đối với làn da.

Nước biển

Các nghiên cứu invitro và invitro gần đây cho thấy nước biển có tác dụng làm giảm cảm giác ngứa đối với da viêm (đo đạc trên chỉ số ngứa của cơ thể). Trên những cá thể bị viêm da tiếp xúc, nước biển (thu thập từ khu vực biển Thái Bình Dương) làm giảm tình trạng mất nước xuyên biểu bì, làm giảm điện dung của da. Tình trạng mất nước xuyên biểu bì biểu thị tính toàn vẹn của biểu bì, trong khi điện dung của da biểu thị hàm lượng nước trong lớp sừng. Vì vậy, bằng chứng trên cho thấy khả năng bảo vệ lớp màng kép của da, cũng như gia tăng độ ẩm, hữu ích cho tình trạng viêm khô da trong bệnh viêm da tiếp xúc.

Trong một nghiên cứu mù đôi, có nhóm đối chứng, thành phần muối biển giàu khoáng chất được thoa lên da ở nhiệt độ 35oC trong vòng 20 phút (thử nghiệm kéo dài 3 tuần). So với nhóm chứng (sử dụng nước tinh khiết), nước biển giảm chỉ số nghiêm trọng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa một nhóm sử dụng muối biển và một nhóm sử dụng muối thường có cùng độ thẩm thấy, thì không có sự khác biệt về chỉ số phân loại bệnh. Các nhà khoa học cho rằng tác dụng trên do ảnh hưởng của độ thẩm thấu hơn là so với thành phần muối biển.

Ion dương

Ion natri

Ion natri là một thành phần quan trọng của nước biển. Dung dịch NaCl ở nồng độ 500 mM có tác dụng ngăn ngừa mất nước xuyên biểu bì và tăng độ điện dung cho da, bảo vệ lớp màng lipid kép của da và giữ nước cho lớp sừng. Ion natri làm giảm lưu thông máu đến khu vực viêm khi được thoa lên da trong vòng 30 phút/ngày 2 lần kéo dài liên tục trong 4 ngày. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác cho thấy ion natri không làm thay đổi đáng kể các chỉ số lâm sàng của da khi được đo đặc bằng phương pháp chromametry (một phương pháp đo đạc không xâm lấn, cho kết quả nhanh về hàm lượng sắc tố trong da).

Ion kali

Dung dịch kali clorua ở nồng độ 10mM có tác dụng ngăn chặn tình trạng mất nước xuyên biểu bì, nhưng không ảnh hưởng đến độ điện dung của da, nên không có tác dụng tích cực đối với tình trạng khô lớp sừng. Ion kali không tác động đến chu kỳ phân bào quá mức của nguyên bào sợi trong bệnh vảy nến. Nhưng ở nồng độ cao hơn (50-100-300mM), ion kali cho hiệu quả tốt hơn so với ion natri và manhe trong tác dụng chống phân bào nguyên bào sợi.

Ion Strontium và selenium

Strontium và selen có tác dụng kháng viêm. Trong một nghiên cứu mù đôi, có nhóm đối chứng trên những đối tượng mắc chứng viêm da do tiếp xúc, muối strontium được thoa ngoài da đơn thuần hoặc trộn với tác nhân gây kích ứng đều cho thấy tác dụng giảm thời gian và mức độ viêm (bao gồm các cảm giác ngứa, châm chích, nóng rát ) của strontium mà không cần sự hỗ trợ của các loại thuốc giảm đau. Strontium làm giảm tổng thể chỉ số dị ứng từ 56-81% (dựa trên đánh giá của bệnh nhân). Ở mức độ phân tử, strontium không có tác động đáng kể đến các cytokin trong phản ứng viêm ngoại trừ tác dụng làm giảm nồng độ TNF-alpha (yếu tố hoại tử khối u)

Vai trò của selenium đối với tác dụng giảm viêm đã được các nghiên cứu lâm sàng gần đây làm sáng tỏ. Các mẫu da khỏe mạnh và mẫu có tình trạng viêm da tiếp xúc được ngâm trong dịch selenium nồng độ 60 mg/L trong 1 tuần. Ở mẫu da thường, selen có tác dụng làm giảm IL-1a cytokine nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ IL-6 hay TNF-alpha. Ở mẫu có viêm da tiếp xúc, selen có tác dụng làm giảm rõ rệt nồng độ 3 loại cytokin trong đó rõ rệt nhất là IL-1a. Selen cần thiết cho hoạt động và cấu trúc các enzym bảo vệ da như thioredoxin reductases và glutathione peroxidases trong tác dụng chống lại bức xạ mặt trời và chết tế bào. Nồng độ selen và glutathione peroxidase trong máu thấp gặp phải ở những người mắc bệnh vẩy nến. Selen cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng vẩy nến ở những bệnh nhân đã mắc bệnh lớn hơn 3 năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *