SỰ PHÂN BỐ MỸ PHẨM QUA DA

1. Đại cương về sự phân bố mỹ phẩm qua da

Sự phân bố các thành phần hoạt tính qua da là vấn đề đặt ra với đa số các dạng bào chế mỹ phẩm. Tuy vậy, việc nghiên cứu về mức độ phân phối này khá tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao, do đó một số nhà sản xuất tránh đề cập đến, và chỉ số ít nhà sản xuất đủ tiềm lực làm điều này.

Trong cơ thể người, da hoạt động như tấm lưới, cho phép các phân tử có kích thước nhỏ hơn đường kính lỗ lưới đi qua. Các thành phần hoạt tính thường ít phân bố qua da, chỉ sổ ít đi vào sâu các lớp bên trong da. Thông thường, phân tử có kích thước và khối lượng nhỏ hơn 1.000 dalton có thể phân bố qua da. Để di chuyển vào bên trong tế bào, khối lượng phân tử phải nhỏ hơn – khoảng 400 dalton. Phân tử có khối lượng nhỏ hơn 100 dalton có thể đi vào dòng máu lưu thông trong cơ thể. Bên cạnh trọng lượng phân tử hoặc kích thước, một số yếu tố khác cũng tác động đến sự phân bố thành phần hoạt tính vào trong da như: độ tan của phân tử trong nước/dầu, điện cực phân tử và các yếu tố tác động từ môi trường.

Về mặt lý thuyết là vậy nhưng do các thành phần hoạt tính tồn tại trong công thức được bao quanh bởi hệ tá dược và chất phụ gia liên kết hoặc tác động với nó, vì vậy chúng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân phối. Đó là lý do vì sao cần phải có nghiên cứu trên từng dạng bào chế cụ thể để đánh giá mức độ xâm nhập của mỹ phẩm.

2. Các phương pháp giúp tăng hấp thu thành phần hoạt tính qua da

Công nghệ nano là một trong những kỹ thuật rất được quan tâm khi đề cập đến sự phân phối thành phần hoạt tính qua da. Nano là công nghệ tạo ra các phân tử đạt kích thước nanomet, nhằm tăng khả năng xâm nhập của chúng. Như đã đề cập phần trên, phân tử có khối lượng nhỏ hơn 100 dalton có thể đi vào dòng máu, phân tử kích thước nano có thể nhỏ hơn từ 25-95%, điều này đồng nghĩa chúng không chỉ xuyên qua lớp da vào máu, mà còn có khả năng đi qua màng tế bào vào trong AND, thay đổi chức năng sinh hóa mà có thể chúng ta không thể kiểm soát được. Do đó, cần phải kết hợp biện pháp theo dõi kích thước hạt cũng như tiên đoán được khả năng phân bố của nó.

Peptide cũng được cho là có khả năng thâm nhập vào sâu bên trong da nhờ kích thước của nó. Peptide là nhóm nhỏ các acid amin liên kết với nhau và liên kết với phân tử khác như acid palmitic, nhằm tăng độ bền. Peptide có khả năng kích thích tế bào tăng sản sinh collagen và các protein khác là tăng vẻ đẹp làn da. Khi đánh giá các sản phẩm chứa peptide, cần xem xét các dữ liệu nghiên cứu của dạng bào chế thành phẩm chứ không chỉ riêng thành phần peptide hoạt tính.

Bên cạnh kích thước và khối lượng phân tử, hệ tá dược bào chế cũng ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu qua da của thành phần hoạt tính. Trong một loại mỹ phẩm như toner chứa dung môi cồn, bên cạnh việc rút ngắn thời gian bay hơi, dung môi còn làm thay đổi tỉnh tính thấm của da, cho phép các thành phần thân nước hoặc phân cực có khả năng đi vào sâu bên trong (như acid lactic).

Một số phương pháp khác như băng chặt, mài mòn da hoặc thay da sinh học tác động làm mất đi lớp tế bào sừng, do đó giúp hoạt chất thấm qua da dễ dàng hơn. Ngoài ra, sóng siêu âm, điện di cũng làm tăng tính thấm của hoạt chất nhờ thay đổi tính hấp thu của làn da.

Gần đây, phương pháp trị liệu bằng ánh sáng được khám phá nhờ nó có khả năng tăng tính thấm hoạt chất vào trong da. Tương tự như công nghệ nano, phương pháp trị liệu bằng ánh sáng đòi hỏi người thực hiện cần có kiến thức chuyên môn sâu để kiểm soát công nghệ này, đem đến hiệu quả trị liệu tối ưu nhất.

Như vậy, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phân bố của thành phần hoạt tính qua da là:

1. Kích thước, khối lượng phân tử <1000

2. Các kênh hấp thụ: nang lông, lỗ chân lông, tuyến bã, tuyến mồ hôi

3. Độ tan trong dầu/nước

4. Tính phân cực

5. Dung môi bào chế

6. Tác động vật lý: băng bó hoặc mài mòn da

7. Sóng âm

8. Điện di

9. Trị liệu bằng ánh sáng

10. Sự tắt ngẽn hệ thống phân phối qua da

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *