Ứng dụng của polymer trong mỹ phẩm

Polymer được phân loại như một thành phần nguyên liệu thô trong bào chế mỹ phẩm, được sử dụng chủ yếu với mục đích làm đầy (thickener), tạo lớp film, nhựa hóa cấu trúc bột. Ngoài ra, polymer có thể sử dụng với mục đích diện hoạt. Bài viết này chỉ đề cặp chủ yếu đến chức năng làm đầy và tác dụng tạo film của polymer.

Chất làm đầy

Chất làm đầy có tác dụng điều chỉnh độ nhớt của sản phẩm, giúp sản phẩm dễ sử dụng và duy trì thể chất cần thiết trong thiết bị chứa hoặc khi thoa trên da. Ví dụ: chất làm đầy làm ổn định thể chất lotion dạng sữa và mỹ phẩm dạng lỏng, ngăn cản quá trình tách lớp nhũ tương nhờ hạn chế sự tiếp xúc các tiểu phân micelle và bột trong hỗn hợp bào chế. Hầu hết chất làm đầy là các polymer tan trong nước, phân loại chất làm đầy dựa trên nguồn gốc: tự nhiên, bán tổng hợp. Chất làm đầy tự nhiên hầu hết đều là các chất tạo gum tự nhiên nhưng do gặp phải những khó khăn trong việc đảm bảo tiêu chuẩn về độ nhớt, vi sinh, con người dần ưu tiên sử dụng chất làm đầy bán tổng hợp.

Gum hạt cây mộc qua

Gum hạt cây mộc qua có thành phần chính là polysacharid có cấu trúc đơn phân từ L-arabinose và D-xylose, glucose, galactose, và uronic acid. Quá trình chiết xuất được thực hiện trong điều kiện ngâm hạt trong nước có thể tích gấp 20 lần cơ chất khô, nhiệt độ 60oC, để qua đêm, khuấy liên tục. Sau đó, tiến hành lấy phần dịch. Sản phẩm có độ nhớt đạt yêu cầu bằng việc thử nghiệm hòa trộn với các tỷ lệ khác nhau của gum hạt cây mộc hoa. Hỗn hợp cuối cùng tạo cảm giác mềm mịn, không nhờn rít trên da. Tuy nhiên, chúng dễ dàng bị nhiễm vi sinh nên cần được tiệt trùng và bổ sung thêm chất bảo quản.

Xanthan gum

Xanthan gum được điều chế từ quá trình lên men đường glucose bằng Xanthomonas Campestris. Xanthan gum là một polysacharide có tính acid gồm các thành phần cấu trúc như sau: D-glucose, D-mannose và D-glucronic acid. Thành phần được sử dụng phổ biến do đặc tính bền ở khoảng nhiệt độ và pH rộng.

Sodium carboxymethyl cellulose

Sodium carboxymethyl cellulose

Sodium carboxymethyl cellulose là một polymer bán tổng hợp, thay thế nhóm hydoxyl ở cellulose bằng nhóm -OCH2COONa, tan trong nước. Polymer này có thể chất lỏng trong suốt, có tác dụng duy trì cấu trúc hệ keo và tác dụng của chất diện hoạt, được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm dầu gội đầu, cream, lotion dạng sữa.

Carboxyvinyl polymer

Carboxyvinyl polymer là một acrylate polymer tổng hợp với nhóm carboxyl. Polymer này có thể chất lỏng, độ nhớt cao, pH trung tính. Polymer có độ bền cao, độ nhớt không thay đổi trong quá trình bảo quản hoặc với sự thay đổi nhiệt độ, ít bị nhiễm vi sinh hơn so với các loại gum tự nhiên.

Carboxyvinyl polymer

Tạo film

Chất tạo film được phân loại dựa vào đặc tính tan trong nước hoặc tan trong cồn, hoặc theo khả năng kết hợp với hệ nhũ tương thân nước, hệ nhũ tương thân dầu. Đặc tính tạo film của hoạt chất được tạo thành sau quá trình bốc hơi nước từ dung dịch hòa tan của polyvinyl alcohol. Các sản phẩm xịt tóc và lotion cho tóc sử dụng polymer hòa tan trong nước hoặc cồn để tạo thành lớp film bóng bao quanh sợi tóc. Các polymer dạng cation đem lại cảm giác dễ chịu, bóng cho sản phẩm sau khi được thoa, xịt. Polymer được ứng dụng trong kẻ mắt, mascara để ngăn bay màu và chống thấm nước. Chất tạo film không tan trong nước. Trong các sản phẩm son móng tay, nitrocellulose được hòa tan trong butyl hoặc ethyl acetate. Silicone resin được sử dụng trong các dạng mỹ phẩm cần độ bền lâu như kem chống nắng, kem nền trang điểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *