Phấn trang điểm (Phần 1)

http://www.marry.vn/wp-content/uploads/2014/03/18/phan-nen-trang-diem-co-dau-da-nhon.jpg

 

Trang điểm bằng phấn là bước đầu tiên và đơn giản nhất trong việc trang điểm. Bước này có nguồn gốc sâu xa bắt nguồn từ lịch sử loài ngươi, phát triển cùng với các nền văn minh, xu hướng thời trang, khoa học công nghệ để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của khách hàng tùy thuộc vào tâm trạng, văn hóa và màu da của họ. Trang điểm bằng phấn tạo một sân khấu nền, mà ở đó các bước trang điểm sau được thực hiện. Phụ nữ coi phấn là công cụ trang điểm không thể thiếu được để giải quyết các vấn đề từ màu da đến các tình trạng kết cấu khác của da. Để thực hiện các mục tiêu khác nhau, các chiết xuất từ thiên nhiên được đào sâu tìm kiếm cho đến khi các chuyên gia bào chế được các hợp chất phức tạp hơn như nhũ tương, phấn nén, phấn bột và lỏng. Sự phát triển này đã thực sự cải thiện được việc chăm sóc làn da giúp cho da trở nên mịn hơn, màu đẹp hơn và các hiệu ứng khác.

Vẫn còn nhiều thách thức cho các nhà bào chế để có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khác nhau về trang điểm của phụ nữ thuộc các dân tộc khác nhau, sử dụng sản phẩm cách khác nhau. Do đó, cần hiểu thêm nhiều về thế giới của màu da.

Ngoài ra, vì là sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da, các sản phẩm phấn trang điểm cần phải đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và độ an toàn. Chính điều này cũng thúc đẩy việc phát triển các phương pháp để đánh giá hiệu quả của sản phẩm.

PHẤN TRANG ĐIỂM – SẢN PHẨM ĐẾN TỪ THỜI XA XƯA

Thay đổi vẻ bề ngoài của một ai đó bằng cách thêm màu sắc lên da mặt và cơ thể họ không phải là việc dễ dàng vào thời kỳ trước đây. Từ thời Paleolithic, người ta đã trang trí cơ thể của họ bằng cách vẽ trên cơ thể và xăm hình phục vụ cho các lễ hội. Trong những hang đá Niaux Cavern, Cougnac và Magdalenian Galleries of Masd’Azil đã để lại nhiều di tích chứng minh cho sự tồn tại của loại sản phẩm trang điểm này. Cùng với các công cụ tạo lửa từ đá, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những vật dụng được cho là dụng cụ trang điểm, hủ đựng, cọ vẽ cơ thể…

Từ những ngày sớm nhất của văn minh cổ đại, các công thức làm ra phấn trang điểm chủ yếu đến từ thiên nhiên và thường được dùng với tác dụng làm trắng.

Văn minh Lưỡng Hà (2500 trước Công nguyên)

Các hoàng hậu và hoàng tử thường sử dụng các loại phấn làm từ khoáng sản tên là Talak (xuất phát từ bột Tacl). Ngày nay các sản phẩm đôi khi vẫn có thành phần này, đặc biệt đến từ các nước Trung Đông

Ai Cập cổ đại (3 thiên niên kỷ trước Công nguyên)

Các linh mục sử dụng thạch cao để che phủ gương mặt họ. Đó cũng là nhu cầu của những người phụ nữ muốn có làn da trắng không tỳ vết như biểu hiện của một cuộc sống nhàn nhã quý tộc.

Làn da được làm trắng từ hỗn hợp của thạch cao, calci carbonat, thiếc oxid, bột ngọc trai và chì carbonate kết hợp với mỡ động vật, sáp và nhựa tự nhiên. Bằng chứng về sự phức tạp của các công thức thời kỳ này được nghiên cứu bởi trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia, trung tâm nghiên cứu L’Oréal’s, phòng nghiên cứu Viện bảo tàng Pháp và Châu Âu.

Thời kỳ Roma cổ đại

http://www.annmariegianni.com/wp-content/uploads/2015/04/skincaredosha.jpg

Thời kỳ này, việc trang điểm được nâng tầm thành một lĩnh vực nghệ thuật. Ngoài việc nâng cao vẻ đẹp của khuôn mặt và body, mỹ phẩm còn giúp cải thiện vẻ bề ngoài cũng như che lấp các dấu hiệu của lão hóa.

Phụ nữ nâng tầm việc làm đẹp bằng cách sử dụng các sản phẩm trang điểm mặt với hỗn hợp được tìm thấy ở các nhãn hiệu Ovid’s Cosmetic hoặc Elder’s Natural History. Các chất được sử dụng có thể kể đến như lứa mạch, bột gạc hươu, củ thủy tiên, gôm và mật ong. Ngoài ra các chất chiết xuất từ thực vật như bạch diên cũng như lanolin hay lúa mì được sử dụng để làm trắng da.

Gần đây, một phân tích được thực hiện về một bình thuốc mỡ được khai quật ở một nhà thờ tại London được cho là từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên. Nó có chứa các polyme từ glucose, tinh bột và thiếc oxid. Màu trắng của hỗn hợp cho thấy phần nào trình độ kỹ thuật vào thời đó.

Từ thời Trung đại cho đến Thế kỷ thứ 19

http://antiquitynowdotnet.files.wordpress.com/2013/01/laird.jpg

Tại Châu Âu, từ thời trung cổ cho đến giữa thế kỷ 20, vị thế xã hội được thể hiện qua làn da trắng. Thời kỳ Trung cổ, sản phẩm được bào chế dựa trên nước, hoa hồng và các loại bột có chứa chì carbonate. Ngoài ra còn có arsen và thủy ngân để tạo màu xám.

Tuy nhiên, sự độc hại của các chất này bắt đầu được chú ý. Năm 1779, vì con số các ca độc hại tăng cao các nhà máy sản xuất phấn đều phải dưới sự kiểm soát của Hội đồng y khoa Hoàng gia – được thành lập vào năm 1778. Theo đó, các chất độc hại bị loại bỏ ra khỏi công thức. Mặc dù không còn xuất hiện trên thị trường nhưng mãi đến năm 1915, chì carbonate mới chính thức bị cấm sử dụng.

Năm 1873, Ludwig Leichner – một ca sĩ tại nhà hát opera Berlin đã tự mình nghiên cứu công thức bào chế phấn từ các nguyên liệu tự nhiên để bảo vệ da mình. Năm 1883, Alexandre Napoléon Bourjois cho ra đời loại phấn khô và có màu đầu tiên. Bourjois đặt tên cho sản phẩm đầu tiên đó là Pastel Joue.

Với sự ra đời của ngành công nghiệp mỹ phẩm, các sản phẩm được phân phối rộng khắp. Công nghệ hiện đại với các sản xuất hàng loạt cho người tiêu dùng bắt đầu nở rộ vào đầu thế kỷ 20.

Thế kỷ 20: Thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa

Vào thế kỷ 20, phấn trang điểm ngày càng trở nên phức tạp, thị trường có nhiều lựa chọn hơn với các nhãn hàng mới như Gemey, Caron và Elizabeth Arden.

Những năm 1930 là thời kỳ thịnh vượng của các nhãn hàng như Helena Rubinstein và Max Factor vì chúng được các nhà làm phim cũng như các ngôi sao Hollywood tin tưởng sử dụng. Các sản phẩm phù hợp với những yêu cầu của các hãng phim. Đục, nhiều màu và đậm đặc. Sau sự thành công của 2 hãng mỹ phẩm Max Factor’s Pancake và Panstick, thế giới trang điểm càng rộng khắp. Được khởi xướng bởi Chanel vào năm 1936, xu hướng ở Châu Âu và Mỹ bắt đầu chuyển từ màu trắng sang màu rám nắng.

Mặc dù phụ nữ yêu thích trang điểm, nhưng cũng không thể sử dụng phấn mỗi ngày. Các sản phẩm là hỗn hợp của stearate, lanoin và các bột khô thật sự không dễ sử dụng. Công nghệ phát triển từng bước cải thiện các sản phẩm ngày càng thực tế hơn. Phấn bột đựng trong hộp có 1 màng lưới lọc được ra mắt vào năm 1937 bởi thương hiệu Caron. Vào năm 1940, Lancôme cho ra đời một sản phẩm dạng kem gọn nhẹ. Sau đó năm 1948, dạng bột mịn lại tiếp tục xuất hiện với tên Air Spun. Tuy nhiên, mãi đến những năm 1950, sự bùng nổ mới thật sự bắt đầu bởi số lượng của các loại sản phẩm trên thị trường. Các loại phấn nén được làm lại dưới dạng kem, phấn nền đặc xuất hiện dạng lỏng. Bắt đầu từ đó, sự đa dạng về công thức sản phẩm nở rộ: dạng lỏng, khô, kem, nén và bột. Mỹ phẩm trang điểm còn được thêm vào các chức năng khác như dưỡng ẩm, bảo vệ da trước sự tổn hại từ môi trường và một số các đặc tính chăm sóc da khác.

Kể từ đó, phấn trang điểm thay đổi liên tục nhờ các tiến bộ trong sinh học đặc biệt là sinh lý da. Qua các thập kỷ, chúng được hưởng lợi từ sự tiến bộ cuả khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nguyên liệu cũng như kiến thức trong quang hóa học, hóa học và vật lý học. Cuối cùng, sản phẩm trang điểm được là giàu bởi sự đa dạng của các nền văn hóa khắp nơi trên thế giời nhờ vào toàn cầu hóa. Đầu thế kỷ 21 mở ra một kỷ nguyên mới cho những xu hướng làm đẹp và đa văn hóa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *