Làm thế nào để đọc hiểu nhãn và hộp mỹ phẩm? Tháng Mười Một 11, 2017RD Thông tin trên nhãn sản phẩm và các hộp mỹ phẩm đã được diễn giải rất nhiều, nhưng đến cuối cùng các logo và hình ảnh vẫn là cách tiếp cận người tiêu dùng tốt nhất. Chú ý ngày sản xuất – ngày hết hạn và các hình ảnh trên sản phẩm là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu rõ được sản phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày. Hãy cầm một sản phẩm trên tay và cùng tìm hiểu với chúng tôi. Wind Energy (Năng lượng gió) Logo Wind Energy được tìm thấy trên nhãn sản phẩm là chứng nhận cho các vật liệu làm nên sản phẩm đều được sản xuất bởi năng lượng từ gió. Recycle (Tái chế) Một sản phẩm hoặc vỏ sản phẩm có ký hiệu này đều có thể được tái chế. Bạn có thể thấy ký hiệu này với số từ 1 đến 7 ở bên trong. Theo Hội đồng Hóa học Mỹ, những con số này biểu thị cho những thành phần khác nhau: Polyethylene Terephthalate (PETE hoặc PET) High-Density Polyethylene (HDPE hoặc PE-HD) Polyvinyl Chloride (PVC hoặc V) Low-Density Polyethylene (LDPE hoặc PE-LD) Polypropylene (PP) Polystyrene (PS) Other (acrylic, nylon, polycarbonate,…) PAO: hạn sử dụng sau khi mở nắp Ký hiệu một chiếc hộp mở nắp thể hiện thời gian mà sản phẩm có thể sử dụng được sau khi mở nắp. Con số trong hộp theo sau có chữ M nghĩa là tháng. Nếu một sản phẩm nào đó đã được sử dụng quá thời gian mà ký hiệu trên thể hiện, bạn cần chú ý sự thay đổi của mùi vị, thể chất hoặc màu sắc của nó, tất cả các dấu hiệu trên bạn có thể tham khảo trong bài Khi nào thì bạn nên bỏ đi những sản phẩm đang sử dụng. E-mark Ký hiệu E-mark có ý nghĩ là sản phẩm đó được bán tại Châu Âu và đã được đảm bảo có khối lượng chính xác. Ký hiệu này chỉ được dùng cho các sản phẩm từ 5g đến 10kg theo quy đinh của Hiệp hội đo lường Châu Âu 76/211/EEC. Logo Cruelty Free Những công ty là thành viên của chương trình PETA’s Beauty Without Bunnies Program có thể đặt logo này trên sản phẩm của họ nhằm chứng minh rằng sản phẩm của họ không độc hại. Có nhiều logo khác cũng có cùng ý nghĩa như Leaping Bunny và Choose Cruelty Free (CCF). Thành phần Nếu sản phẩm được bán online, trong cửa hàng hoặc trực tiếp, thành phần sẽ được liệt kê theo phần trăm từ cao đến thấp. Những hoạt chất có tác dụng chính (nhưng acid Salicylic trong sản phẩm điều trị mụn) sẽ được liệt kê đầu tiên dưới tiêu đề “Thành phần hoạt tính” và những thành phần có nồng độ dưới 1% thường sẽ được liệt kê cuối cùng nhưng cũng không có yêu cầu cụ thể. Những ai có da nhạy cảm hoặc dễ kích ứng nên chú ý “Fragrance” hoặc “Favor”. FDA không yêu cầu các công ty phải công bố các thành phần chi tiết của hương liệu nên nếu bạn lo lắng khi không biết chính xác thì cách tốt nhất là lựa chọn những sản phẩm không chứa hương liệu. Phẩm màu trong sản phẩm có thể được liệt kê ra hoặc không với dấu hiệu “May Contain” hoặc (+/-) ở phần cuối. Một điểm đáng lưu ý nữa là các thành phần có thể có tên khác nhau tùy theo từng nhãn hiệu. Đôi khi bạn sẽ thấy nước được thể hiện là Nước, Nước tinh khiết hoặc là Aqua. Bởi sự không đồng nhất này Hiệp hội các sản phẩm chăm sóc cá nhân đã thành lập một hệ thống về tên gọi các thành phần (INCI). Với hơn 16,000 tên các thành phần khác nhau, nhiều quốc gia như Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản đã sử dụng nó trên các sản phẩm của họ. Một vài công ty để các tên riêng của họ vào trong ngoặc đơn. Ví du như: Butyrospermum Parkii = Shea Butter Morus Alba Root/Bark Extract = Mulberry Oenothera Biennis Oil = Evening Primrose Vitis Vinifera Seed Extract = Grape Punica Granatum Extract = Pomegranate SPF Các sản phẩm có tác dụng chống nắng đều được FDA yêu cầu đặt thông tin về chri số SPF trên nhãn sản phẩm. Theo FDA, các sản phẩm có tính chất chống nắng chứa các thành phẩn hoạt tính và được công bố với mục tiêu sử dụng khác đều phải liệt kê tác dụng chống nắng vào phần tác dụng, cảnh báo và hướng dẫn sử dụng để người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm hiệu quả và an toàn hơn. Tùy vào chỉ số SPF và các yếu tố khác mà phần tác dụng, cảnh báo và hướng dẫn sửa dụng có thể rất đơn giản. Ví dụ, chỉ cần thêm vào phần tác dụng: “chống cháy nắng” nhưng các sản phẩm có SPF từ 15 trở lên cần có thêm “giảm nguy cơ ung thư da và lão hóa sớm do ánh nắng mặt trời”. Hạn sử dụng Hạn sử dụng và tác dụng của các thành phần được FDA yêu cầu cho các sản phẩm OCT như kem chống nắng và các sản phẩm điều trị mụn. Các sản phẩm được trải qua các thử nghiệm về độ ổn định làm sao để công thức của sản phẩm và chất lượng đóng gói có thể chịu được các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng. Hạn sử dụng trên sản phẩm thể hiện khoảng thời gian từ khi sản xuất đến khi sản phẩm không còn sử dụng được nữa.