Kem dưỡng ẩm dùng cho da mặt Tháng Mười 13, 2017RD ĐỘ ẨM DA MẶT Vai trò sinh lý của độ ẩm da mặt là giúp khôi phục lại độ đàn hồi và độ linh hoạt của lớp sừng, do đó khôi phục lại chức năng hàng rào bảo vệ. Ngoài ra, việc khôi phục lại độ ẩm cho lớp sừng cho phép hoạt động của các enzym bong vảy và phục hồi chu kỳ tái tạo tự nhiên của da. Kligman và Leyden định nghĩa kem dưỡng ẩm như là một chất giữ ẩm tại chỗ và là sản phẩm loại bỏ các dấu hiệu và triệu chứng khô da. Vai trò thẩm mỹ của độ ẩm là đạt được sự mềm mại, dẻo dai, hồng hào, một làn da khỏe mạnh như đánh giá chủ quan của người dùng. Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm da mặt giúp giảm thiểu và ngăn ngừa những dấu hiệu lão hóa, đặc biệt là khi xây dựng các công thức chống nắng phổ rộng sử dụng ban ngày. Bởi vì da mặt là một trong những vùng da nhạy cảm nhất của cơ thể nên kem dưỡng ẩm cho mặt phải đáp ứng vai trò thẩm mỹ bên cạnh các thuộc tính của nó. Người tiêu dùng mong muốn có một loại kem dưỡng ẩm da mặt để giảm khô da, cải thiện diện mạo, mịn và làm mềm da. Hơn nữa, những kỳ vọng phải được thực hiện với một loại kem dưỡng ẩm có lượng sử dụng tối thiểu và cho cảm giác dễ chịu nhất. Một kem dưỡng ẩm được xây dựng hợp lý giúp bổ sung chức năng của các lipid biểu bì nội sinh và phôi phục chức năng hàng rào biểu bì. Điều này cho phép làn da tiếp tục tiến trình đổi mới tự nhiên và bong tróc ở mức bình thường. Các chất giữ ẩm như glycerin giúp kéo nước và giữ độ ẩm, tạo điều kiện cho sự hydrat hóa. Chất làm mềm da, thường là các lipid hoặc dầu giúp tăng cường tính linh hoạt, sự mềm mại của làn da và cung cấp hiệu quả làm dịu thứ cấp cho làn da và màng nhày. Các chất hút ẩm tạo hàng rào kỵ nước để giảm mất nước qua da. Các chất nhũ hóa hoạt động như một môi trường trung gian cho các chất không trộn lẫn được với nhau, là các yếu tố quan trọng trong hỗn hợp dầu – nước, được kết hợp trong công thức dưỡng ẩm. Các chất bảo quản ngăn cản sự phá hủy nhanh các hợp chất và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật. Chất tạo mùi không chỉ tăng thêm giá trị thẩm mỹ mà còn có thể che dấu mùi của các thành phần trong công thức. Những thành phần này được sử dụng trong công thức cơ bản của bất kỳ loại kem dưỡng ẩm nào để đạt được kết quả mong muốn. Việc thiết kế một loại kem dưỡng ẩm hiệu quả và được chấp nhận cho da mặt để có thể giúp tiến trình bong tróc tự nhiên của da xảy ra và duy trì chức năng hàng rào bảo vệ trong khi đáp ứng các tiêu chuẩn thẩm mỹ cao là như là một nghệ thuật của ngành khoa học. CÔNG THỨC CHẤT DƯỠNG ẨM DA MẶT Các chất dưỡng ẩm da mặt thường là dạng nhũ tương dầu trong nước. Nước cải thiện cảm giác cho da và là kênh dẫn cho các thành phần hoạt động. Nước hoặc dầu hòa tan trong thành phần công thức thường không quan trọng bởi vì chúng luôn có mặt. Nhũ tương cho phép một vùng rộng các đặc tính, chẳng hạn như làm chậm tỷ lệ hấp thu nhanh tùy vào độ nhớt của công thức. Việc điều chỉnh những đặc tính rất quan trọng để đạt được những mong đợi về mặt thẩm mỹ cho kem dưỡng ẩm da mặt. Ví dụ, công thức dùng mỗi ngày với lượng chất làm mềm cao có thể gây cảm giác nặng nề ở dạng kem nhưng được chấp nhận ở dạng lỏng. Ngược lại, các kem dùng ban đêm thêm vào chất chống lão hóa có thể sử dụng dày để duy trì trong khi ngủ và làm chậm hấp thu các thành phần hoạt động. Do đó, bằng cách sử dụng một loạt các tỷ lệ dầu – nước và các chất giữ ẩm khác nhau cùng với hỗn hợp chất làm mềm để có được những hiệu quả mong muốn ở các thông số có thể chấp nhận được cho kem dưỡng ẩm da mặt. CÁC THÀNH PHẦN TRONG KEM DƯỠNG ẨM VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG Chất giữ ẩm Mức độ hydrat hóa chung của lớp sừng ảnh hưởng đến các tính chất cơ học của nó. Nếu lượng nước của lớp sừng giảm dưới 10%, tính linh động của nó có thể bị ảnh hưởng và tổn thương từ những stress cơ học. Chất giữ ẩm là những chất quan trọng để duy trì độ ẩm do da. Các chất giữ ẩm tự nhiên, như acid hyaluronic, được tìm thấy ở trung bì và các chất giữ ẩm từ bên ngoài có thể sử dụng ngoài da. Chất giữ ẩm kéo nước từ lớp biểu bì và trung bì nhưng có thể kéo nước từ môi trường nếu độ ẩm xung quanh trên 80%. Chất giữ ẩm là những hợp chất hữu cơ hòa tan trong nước, có thể hấp thụ số lượng lớn các phân tử nước. Glycerin, sorbitol, ure và sodium lactate là những ví dụ của các chất giữ ẩm sử dụng ngoài da. Glycerin, hay còn gọi là glycerol, là một trong những hợp chất được sử dụng rộng rãi nhất trong các công thức mỹ phẩm vì tác động trên nhiều mục tiêu và các ứng dụng da dạng của nó. Cấu trúc hóa học của tạo thành từ ba nguyên tử cacbon với ba nguyên tử oxy cần nước trong một phân tử không đẳng hướng được thiết kế hoàn hảo dùng trong kem dưỡng ẩm da và tóc. Glycerin cũng cho phép thiết kế ra các sản phẩm giữ ẩm dạng vật lý khác nhau để bảo vệ khỏi quang phổ từ dạng thanh đến dạng vi nhũ tương đến dạng các dạng kem không chảy để duy trì sự ổn định theo thời gian. Mức độ tinh khiết của glycerin được sản xuất không chỉ đảm bảo tính đồng nhất và tạo điều kiện ổn định vi sinh học mà còn đảm bảo giảm thiểu các phản ứng dị ứng do các chất ô nhiễm. Dạng tinh khiết của glycerin đã được thử nghiệm trên hàng ngàn bệnh nhân và hơn hàng triệu người đã được sử dụng với rất ít các báo cáo về các tác động xấu. Glycerin thường được phân loại như một chất giữ ẩm, tuy nhiên đặc tính này không là lý do duy nhất cho khả năng đạt được độ ẩm trên da, trên thực tế, nó thực hiện một số chức năng khác nhau mà không liên quan trực tiếp đến đặc tính giữ nước. Glycerin có thể khôi phục lại sự mềm mại của làn da mà không tăng hàm lượng nước của nó, một đặc điểm được khai khác là sử dụng nó trong điều kiện lạnh của da, mô và các tế bào hồng cầu, nơi nước sẽ đông lại và làm hỏng chúng. Glycerin tăng cường sự gắn kết của các lipid gian bào khi được phân phối từ công thức điều trị có lượng glycerin cao do đó duy trì sự hiện diện và chức năng của chúng. Hơn nữa, glycerin được xem như chất đóng góp vào tiến trình bong tróc của da, là thành phần quan trọng cho chu trình tái tạo da thông qua khả năng tăng cường tiêu hủy các thể nối. Ngoài ra các tác động của chất giữ ẩm trực tiếp đến độ ẩm da, glycerin nội sinh cho thấy có tác động ở mức phân tử trong các nghiên cứu trên mô hình chuột gây mê, chứng minh vai trò duy trì độ ẩm lớp sừng và bảo vệ hàng rào. Một nghiên cứu gần đây cho thấy lượng glycerin thấp hơn 3 lần, độ ẩm lớp sừng giảm và chức năng hàng rào bảo vệ bị suy giảm ở chuột thiếu hụt protein vận chuyển nước/glycerin, aquaporin-3 (AQP3) mặc dù cấu trúc lớp sừng bình thường, thành phần protein – lipid và lượng ion –osmolyte bình thường. Glycerin khôi phục độ ẩm bình thường cho lớp sừng và giá trị mất nước qua da (TEWL) khi áp dụng cho những con chuột thiếu AQP3, đã chứng minh rằng glycerin là yếu tố sinh lý cần thiết trong điều chỉnh độ ẩm lớp sừng và duy trì hàng rào bảo vệ. Chất hút ẩm Chất giữ ẩm chỉ hiệu quả một phần trong việc giữ ẩm cho da. Để duy trì lượng nước ở biểu bì và bảo tồn chức năng hàng rào bảo vệ của lớp sừng, các chất hút ẩm được dùng với vai trò bổ sung, là chất hút nước tự nhiên của chất giữ ẩm. Các chất hút ẩm ức chế sự mất nước do bay hơi bằng cách hình thành một rào cản kỵ nước trong lớp sừng và vùng kẽ của nó. Sự hút nước thành công trong việc điều trị da khô bởi vì sự di chuyển của nước từ lớp trung bì thấp hơn đến lớp trung bì bên ngoài là một nguồn sinh lý đảm bảo nước có sẵn. Hơn nữa, những chất hút ẩm này có hiệu quả làm mềm như trường hợp với behenyl alcohol. Petrolatum và lanolin là chất hút ẩm phổ biến trong lịch sử mà đang dần bị thay thế bằng những chất thay thế phức tạp hơn. Petrolatum là một chất hút ẩm hiệu quả cao nhưng không có tính thẩm mỹ khi sử dụng ngoài da. Lanolin không được khuyến cáo sử dụng trong các công thức trên mặt vì mùi của nó và có khả năng gây dị ứng. Các dẫn xuất silicon mới xây dựng đã được sử dụng trong các kem dưỡng ẩm do thuộc tính hút ẩm của nó và chúng tăng cường đặc tính thẩm mỹ bằng cách giảm cảm giác sờ khô. Tiến bộ của công nghệ này cũng là một ví dụ về các thông số thẩm mỹ của kem dưỡng ẩm da mặt có thể có một ảnh hưởng lớn đến sự tuân thủ và sẵn sàng áp dụng. Chất làm mềm da Chất làm mềm da thường là chất béo và các loại dầu, được thiết kế để làm mềm và mịn da. Các chất béo là các phân tử không phân cực và như vậy chúng đẩy các phân tử nước phân cực, do đó hạn chế sự di chuyển của nước ra môi trường. Các chất béo phổ biến nhất trong lớp sừng, đặc biệt là trong các màng tế bào, là các ceramide. Chúng chiếm khoảng 40% hàm lượng lipid của lớp sừng, phần còn lại là 25% cholesterol, 10-15% axit béo tự do và một lượng nhỏ các triglyceride, este stearyl, và cholesterol sulfate. Những chất béo này được tổng hợp trong toàn bộ lớp biểu bì, đóng gói trong các hạt dạng tấm, và cuối cùng phân thành các tấm lá mỏng giúp hình thành các rào cản nước của lớp sừng giàu ceramide. Mục đích của chất làm mềm là để thay thế các chất béo tự nhiên vắng mặt trên da trong khoảng gian bào của các tế bào sừng ở lớp biểu bì. Các lợi ích bổ sung bao gồm làm mịn làn da thô ráp do đó thay đổi diện mạo làn da và cung cấp sự hút giữ để làm yếu đi TEWL và tăng cường độ ẩm. Trong ba thành phần của kem dưỡng ẩm da được liệt kê trong Hướng dẫn các thành phần mỹ phầm CTFA, các chất làm mềm da với các chất hút ẩm với tỷ lệ 2:1 và với chất giữ ẩm tỷ lệ 10:1. Đây là một dấu hiệu cho thấy không chỉ số lượng các hợp chất có sẵn có thể thực hiện chức năng này mà còn có nhiều chất béo có thể được sử dụng. Chất tạo mùi Chất tạo mùi là một thành phần của kem dưỡng ẩm mặt thường bị loại bỏ do nó được xem là một chất có thể gây kích ứng nên không cần thiết nhưng những đánh giá này nay đã không còn phù hợp khi mà ngành khoa học ủng hộ việc sử dụng nó một cách hợp lý và có những đánh giá hoàn thiện hơn. Quy trình nghiêm ngặt đã được phát triển một cách toàn diện và đánh giá một cách chắc chắn khả năng chịu đựng của các công thức trên người. Các chất tạo mùi đầu tiên được nghiên cứu riêng biệt và sau đó được nghiên cứu trên cả quần thể bình thường và quần thể nhạy cảm, sử dụng ở nồng độ tối thiểu được yêu cầu để che đậy mùi của một thành phần nào đó nếu cần thiết. Chất tạo mùi hương tăng cường đặc tính thẩm mỹ cho chất dưỡng ẩm, là một thành phần quan trọng của bất kỳ loại công thức kem dưỡng ẩm nào đặc biệt là các sản phẩm dùng cho mặt. Chất bảo quản Các chất bảo quản cũng là một đối tượng của quy trình thử nghiệm nghiêm ngặt tương tự như các chất tạo mùi. Chất bảo quản phải đủ mạnh để ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi khuẩn nhưng không gây khó chịu hay kích ứng. Các chất bảo quản là một thành phần quan trọng của kem dưỡng ẩm mặt để ngăn các chất béo trong công thức bị ôi thiu. Kem dưỡng ẩm mặt và kem chống nắng Kem chống nắng có thể được coi là thành phần hiệu quả toàn cầu nhất đã được đưa vào kem dưỡng ẩm mặt. Bởi vì tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do ung thư da đã gia tăng đều đặn ở Mỹ, việc sử dụng kem chống nắng như một chất bảo vệ hàng ngày đã trở nên quan trọng hơn đối với người tiêu dùng. Có những lợi ích trước mắt và lâu dài từ kem chống nắng. Lợi ích trước mắt là việc ngăn ngừa đau do cháy nắng trong khi các kết quả của kem chống năng lâu dài cho thấy giảm các tình trạng do sự phá hủy của ánh sáng gây ra như nếp nhăn, phản ứng viêm và khô da. Hậu quả tức thời quan trọng dẫn đến lão hóa mãn tính là sự sản xuất protease để đáp ứng với bức xạ tia cực tím với liều thấp hơn nguyên nhân gây ra đỏ da. Matrix metalloproteinase (MMP), ví dụ là các endopeptidase phụ thuộc kẽm thể hiện ở nhiều loại tế bào khác nhau và rất quan trọng cho quá trình sinh học bình thường. Chúng cũng có thể tham gia vào các quá trình bong vảy và sự biểu hiện quá mức sẽ dẫn đến bong tróc sớm và tăng TEWL. Với một chế độ chống nắng thích hợp, sự sản xuất MMPs được giảm thiểu và sự tham gia của chúng trong lão hóa mãn tính có thể tránh được. Việc bổ sung các chất chống nắng để dưỡng ẩm da mặt cũng góp phần vào việc ngăn cản sản xuất các dạng oxy phản ứng (ROS) , thiếu hụt tế bào Langerhans và sự nhạy cảm với bức xạ tia cực tím, như đã được quan sát trong tình trạng phát ban đa dạng do ánh sáng.