Các thành phần hóa học chủ yếu của son môi

Son môi là một trong những loại mỹ phẩm phổ biến được sử dụng nhiều nhất, trong son có chứa rất nhiều các thành phần hóa học khác nhau. Việc chọn lựa những thành phần này cần phải được cân nhắc một cách cẩn thận để tạo ra các màu sắc mong muốn, độ bóng và tính bền màu. Một thỏi son có chứa vài trăm các hợp chất hóa học khác nhau nhưng chỉ có một vài chất và hợp chất là cần thiết.

Sáp

Thành phần trung bình của son môi thường cố định theo một khuôn mẫu chung nhưng trong thực tế các thành phần có thể khác nhau giữa các loại son. Nhìn chung, các loại sáp và dầu chiếm phần lớn trong thành phần của son môi. Sáp là thành phần quan trọng nhất trong việc tạo nên cấu trúc và hình dạng son, các nhóm sáp có nguồn gốc từ tự nhiên thường được lựa chọn để sử dụng, trong đó sáp ong là thành phần chính. Sáp ong được kết hợp từ khoảng 300 hợp chất hóa học khác nhau, các hợp chất chính là ester chiếm khoảng 70%, 30%, còn lại bao gồm các acid hữu cơ và hydrocacrbon.

Một loại sáp khác là sáp carnauba thu được từ cọ carnauba Brazil có điểm nóng chảy ở 870C cao nhất giúp son không bị tan chảy bởi ánh nắng mặt trời so với khi sử dụng các loại sáp khác. Cũng như sáp ong, các loại sáp khác như sáp Candelilla thu được từ các cây bụi Mexico Candelilla và sáp lanolin được tiết ra bởi các tuyến của cừu len. Mặc dù chúng chủ yếu tạo nên cấu trúc của son môi nhưng những sáp này cũng có các tác dụng khác, chúng hoạt động như các tác nhân nhũ hóa giúp liên kết với các thành phần còn lại và ảnh hưởng đến độ bóng của son.

Dầu

Cũng như sáp, thành phần quan trọng khác của son môi là dầu. Dầu thầu dầu được sử dụng phổ biến và thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong son môi. Bên cạnh đó, dầu oliu và dầu khoáng cũng được sử dụng. Dầu cung cấp các chất làm mềm cho son, bên cạnh đó cũng có đặc tính làm mềm môi. Dầu giúp cho việc thoa son dễ dàng hơn và góp phần làm tăng độ bóng khi thoa. Ngoài ra, chúng cũng hoạt động như các dung môi để hòa tan các chất màu tan hoặc giúp phân tán các chất màu không tan.

Chất màu

C:\Users\Admin\Pictures\carminic-acid.jpg Các chất màu tan và không tan mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thành phần son môi nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên màu sắc của son. Các chất màu không tan là các hợp chất không tan trong khi chất màu tan thường có bản chất lỏng hoặc có thể tan được. Cách thức tạo màu cho son cũng rất đa dạng. Đỏ carmin hay còn gọi là acid carminic là chất màu không tan phổ biến có nguồn gốc từ cánh kiến, một loại công trùng cánh cứng sống trên xương rồng. Người ta đun sôi các phần của côn trùng trong ammoniac hoặc dung dịch natri carbonate, đem lọc và sau đó cho thêm kali aluminium sulfat ngậm nước (thường gọi là phèn).

Cấu trúc của carminic acid (7-α-D-Glucopyranosyl-9,10-dihydro- 3,5,6,8-tetrahydroxy-1-methyl-9,10-dioxoanthracenecarboxylic acid)

Một hợp chất tạo màu khác là eosin. Đây là chất màu tan nên có thể thay đổi màu sắc dễ dàng. Trong son môi, nó có màu đỏ với ánh hơi xanh khi sử dụng tuy nhiên nó phản ứng với các nhóm amin được tìm thấy trong các protein của da và phản ứng này tăng cường màu cho son, giúp tạo ra màu đỏ sẫm. Bên cạnh đó, nó còn giúp bền màu hơn và giữ màu lâu phai.

Tất nhiên màu đỏ không phải là màu son môi duy nhất và để đạt được phạm vi rộng về màu sắc như ngày nay, việc sử dụng các chất màu tan và không tan khác nhau là điều cần thiết. Ngoài ra, các hợp chất khác có thể được thêm vào để làm thay đổi cường độ của các chất tạo màu có sẵn. Titanium dioxide là một hợp chất có màu trắng đặc trưng thường được thêm vào các chất màu đỏ tan với tỷ lệ thích hợp để tạo ra tông hồng cho son.

Các hợp chất khác

Một vài hợp chất khác có thể được thêm vào với số lượng nhỏ để cung cấp đặc tính dưỡng ẩm, tạo ra các mùi hương dễ chịu hoặc để che giấu mùi của các hợp chất khác. Đáng chú ý là capsaicin – hợp chất capsaicinoid chính của ớt, tạo ra đặc tính cay của ớt – cũng được tìm thấy trong son môi. Sự hiện diện của capsaicin như một chất kích thích da nhẹ giúp môi có vẻ như được đầy đặn và dày hơn.

C:\Users\Admin\Pictures\Capsaicin.jpg

Cấu trúc của capsaicin ( 8-Methyl-N-vanillyl-trans-6-nonenamide)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *