17 chất hóa học cần tránh trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân (phần 3) Tháng Mười Một 11, 2017RD 8. PEGs Được sử dụng rộng rãi trong những chất làm mềm, chất làm ẩm, chất khử mùi…Có thể nhiễm 1,4-dioxane gây ra ung thư. Tại sao được sử dụng? PEGs (polyethylene glycol) là các hợp chất từ dầu mỏ được sử dụng rộng rãi trong các mỹ phẩm như chất làm đặc, dung môi, chất làm mềm và các chất mang ẩm. PEGs được sử dụng phổ biến như kem dưỡng ẩm. Chúng được sử dụng trong dược phẩm như thuốc nhuận tràng. Mối nguy hại đối với sức khỏe và môi trường: tùy thuộc vào quy trình sản xuất, PEGs có thể nhiễm một lượng vừa phải ethylene oxide và 1,4-dioxane. Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư phân loại ethylene oxide là chất có thể gây ung thư. Ethylene oxide có thể gây tổn hại hệ thống thần kinh và Cơ quan bảo vệ môi trường California đã phân loại nó là một độc tố tiến triển dựa trên bằng chứng cho thấy nó có thể gây cản trở sự phát triển ở người. 1,4-dioxane cũng bền vững, nói cách khác, nó không dễ phân hủy và có thể tồn tại trong môi trường thời gian dài. 1,4- dioxane có thể được loại bỏ khỏi mỹ phẩm trong quá trình sản xuất bằng cách dùng chân không, nhưng không có cách nào dễ dàng để người tiêu dùng biết xem là liệu sản phẩm có chứa PEGs đã trải qua quá trình này hay chưa. Trong nghiên cứu về các sản phẩm chăm sóc cá nhân bán trên thị trường như “tự nhiên” hoặc “hữu cơ”, các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ đã tìm thấy 1,4-dioxane như là một chất gây ô nhiễm ở 46 trong 100 sản phẩm được phân tích. Khi mà các chất ô nhiễm gây ung thư là mối quan tâm chính thì các hợp chất PEGs tự cho thấy một số bằng chứng của độc tố gen và nếu được sử dụng trên da bị tổn thương có thể gây kích ứng và nhiễm độc hệ thống. Các bảng hiệu công nghiệp đánh giá về tính an toàn của các thành phần mỹ phẩm cho thấy một số hợp chất PEG là không an toàn khi sử dụng cho da bị tổn thương (mặc dù việc đánh giá chung đã phê duyệt việc sử dụng những hóa chất này trong mỹ phẩm). Ngoài ra, PEGs có chức năng như các chất tăng cường sự thâm nhập, gia tăng tính thấm của da để cho phép hấp thu tốt các sản phẩm – bao gồm những thành phần có hại. Tình trạng pháp lý: không có hạn chế về việc sử dụng các paraben trong mỹ phẩm ở Canada. Ethylene oxide và 1,4-dioxane bị cấm trong danh sách nóng các thành phần mỹ phẩm của bộ y tế Canada. Tuy nhiên, khi những hóa chất này có mặt trong sản phẩm như các chất gây ô nhiễm môi trường (một thành phần không chủ ý) thì danh sách này không được áp dụng. 1,4- dioxane gần đây được đánh giá theo kế hoạch quản lý hóa chất của chính phủ, nhưng bộ y tế Canada và bộ môi trường kết luận rằng chất này không đáp ứng với định nghĩa pháp lý của “chất độc” vì mức độ phơi nhiễm ước tính được coi là thấp hơn so với những chất có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Việc đánh giá ghi nhận không chắc chắn phơi nhiễm ước tính do thông tin hạn chế về sự hiện diện hay nồng độ của các chất trong các sản phẩm tiêu dùng có sẵn ở Canada. 9. MỠ Có trong các sản phẩm của tóc, son dưỡng môi/ son môi, các sản phẩm chăm sóc da. Sản phẩm mỡ có thể bị nhiễm các tạp chất gây ung thư. Tại sao được sử dụng? Mỡ là thạch dầu khoáng (ví dụ mỡ dầu hỏa). Nó được sử dụng như một hàng rào khóa ẩm cho da trong nhiều kem dưỡng ẩm và các sản phẩm chăm sóc tóc. Mối nguy hại đối với sức khỏe và môi trường: mỡ có thể bị nhiễm các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs). Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với PAH – gồm có tiếp xúc với da trong thời gian dài có liên quan đến ung thư. Trên cơ sở này, Liên minh châu Âu phân loại mỡ là chất gây ung thư và hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm. PAHs trong mỡ có thể gây kích ứng da và dị ứng. Tình trạng pháp lý: trong Liên minh châu Âu, mỡ có thể chỉ được dùng trong mỹ phẩm “nếu có thông tin rõ ràng và chất tạo ra nó không gây ung thư” và được đánh dấu để đánh giá trong tương lai theo kế hoạch quản lý hóa chất của chính phủ. 10. DẦU KHOÁNG (độc hại nhất khi kém tinh khiết) Có trong nhiều sản phẩm chăm sóc khác như dầu em bé, sữa tắm, xà phòng và trang điểm. Dầu khoáng làm bít tắt lỗ chân lông và cản trở khả năng loại bỏ độc tố của da, thúc đẩy mụn trứng cá và các rối loạn khác. Làm chậm chức năng da và sự phát triển của tế bào, dẫn đến lão hóa sớm. Có thể bị nhiễm PAHs (chất gây ung thư) Tại sao được sử dụng? Dầu khoáng là sản phẩm dầu khí được sử dụng hàng ngàn năm như vật liệu xây dựng hoặc hàn kín và gần đây hơn là như một thành phần của dầu động cơ, thuốc trừ sâu, kem mặt, các sản phẩm cho tóc và thậm chí là dầu em bé. Nó như một chất bảo quản và hỗ trợ trong việc duy trì độ ẩm. Ngoài kem dưỡng ẩm da và lotion, nó cũng được sử dụng để làm nền cho da và trang điểm cho da khô. Nó rất rẻ và do đó rất phổ biến trong các công ty chăm sóc cá nhân. Đặc tính dung môi của nó hiệu quả khi được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa hoặc các công thức chất lỏng khác để loại bỏ lớp trang điểm dạng dầu và loại bỏ bụi bẩn tích lũy và bụi bẩn trên các loại da dầu. Trong điều trị, nó là một chất cho phép da hấp thụ các tia UV mà không làm khô da. Mối nguy hại đối với sức khỏe: dầu khoáng có thể bị nhiễm PAHs, trong đó có liên quan đến ung thư. Nếu dầu khoáng được hấp thu vào da do sử dụng thường xuyên thì có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Gan phải làm việc với cường độ mạnh hơn để phá vỡ các dầu khoáng và có thể không có khả năng phá vỡ các chất độc một cách hiệu quả. Điều này có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe yếu và hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Khi dầu khoáng được bôi trên da sẽ ngăn cản sự hô hấp của da. Mồ hôi, dầu và các chất độc do đó không được đào thải khỏi da và oxy không vào được trong da. Dầu khoáng có thể làm tắt nghẽn các lỗ chân lông của da dẫn đến mụn trứng cá và các vấn đề về da khác. Nó có thể ngăn chặn các tế bào da phát triển bình thường và khi được sử dụng thường xuyên thì dầu khoáng có thể gây ra lão hóa da sớm. Hội nghị Mỹ của các vệ sinh viên công nghiệp chính phủ đã báo cáo rằng một vài nghiên cứu đã khẳng định rằng dầu khoáng kém nguyên chất có thể gây ra ung thư da và bìu sau một thời gian tiếp xúc trực tiếp nặng, lặp lại và kéo dài. Cơ quan đăng ký Hoa Kỳ về hiệu ứng độc hại của các hợp chất hóa học đã phân loại dầu khoáng như là chất gây ung thư và gây ra khối u. Bởi vì dầu khoáng thường được sử dụng cho táo bón nên nhiều tác dụng phụ được biết có liên quan đến đường tiêu hóa. Theo cơ sở dược lý trong điều trị, sử dụng mãn các khoáng chất có thể gây rò rỉ dầu qua cơ thắt hậu môn và dẫn đến ngứa hoặc kích ứng da bên ngoài trực tràng, điều này có thể gây ngứa trầm trọng. Sử dụng dầu khoáng cũng có thể can thiệp vào sự làm lành vết thương sau phẫu thuật ở vùng hậu môn trực tràng và rối loạn phản xạ đi tiêu. Trong một số trường hợp bệnh nhân dùng dầu khoáng quá mức như thuốc nhuận tràng dẫn đến tiêu chảy kinh niên, nôn mửa, đau bụng, khát nước và suy yếu cơ thể. (còn tiếp)